Nhà đầu tư Reddit trỗi dậy, nhóm bán khống một cổ phiếu meme mất hơn 1 tỷ USD trong tuần qua
Nhóm bán khống cổ phiếu AMC Entertainment ước tính đã mất 1,23 tỷ USD trong tuần vừa qua, khi cổ phiếu này tăng hơn 116% kể từ hôm thứ Hai, theo dữ liệu từ S3 Partners.
Đà tăng đã hạ nhiệt vào cuối phiên giao dịch 28/5, trước khi cổ phiếu AMC tăng vọt tới 38% ở đầu phiên. Cổ phiếu này đóng cửa ở mức 26,12 USD, tăng từ 13,68 USD vào hôm thứ Hai, mức cao nhất trong tuần này là 36,72 USD.
Cuối năm 2019, vốn hóa của AMC là 751,87 triệu USD. Tính đến thứ Sáu, con số đó là khoảng 11,9 tỷ USD, theo FactSet.
Trong tuần vừa qua, AMC là cổ phiếu được giao dịch tích cực nhất trên NYSE, với hơn 650 triệu cổ phiếu được "sang tay". Khối lượng giao dịch trung bình trong 30 ngày đạt hơn 100 triệu cổ phiếu, theo FactSet. Với 450 triệu cổ phiếu đang lưu hành, khối lượng giao dịch đã cao hơn gần 1,5 lần so với toàn bộ cổ phiếu của công ty trong phiên ngày thứ Sáu.
Đà tăng của AMC trong tuần này được thúc đẩy bởi các giao dịch "short covering". 20% số cổ phiếu đang lưu hành của công ty này đang bị bán khống, trong khi tỷ lệ bán khống trung bình của 1 cổ phiếu thông thường tại Mỹ là 5%, theo S3 Partners.
Khi một cổ phiếu bị bán khống tăng giá nhanh chóng, người bán khống buộc phải mua lại các cổ phiếu đó để đóng vị thế bán và cắt lỗ. Do đó, việc "ép mua" có thể thúc đẩy xu hướng tăng giá mạnh hơn.
AMC thông báo hồi đầu tháng này, các nhà đầu tư nhỏ lẻ mới đang nắm giữ khoảng 80% trong tổng số 450 triệu cổ phiếu đang lưu hành của công ty tính đến ngày 11/3. Nhờ sự thúc đẩy của họ, hồi tháng 1, cổ phiếu của chuỗi rạp chiếu phim đã tăng từ 5 USD lên 20 USD và giúp giảm bớt khoản nợ 600 triệu USD.
Một nhà phân tích cho biết, mục tiêu của các nhà đầu tư nhỏ lẻ là giúp AMC tồn tại và hạn chế để cổ phiếu "rơi vào tay" các quỹ phòng hộ.
Việc cổ phiếu AMC tăng hơn 1.000% kể từ tháng 1 đã nằm ngoài dự đoán của các nhà phân tích Phố Wall, bởi hoạt động kinh doanh của hãng gặp rất nhiều khó khăn. Công ty này có khoản nợ khoảng 5 tỷ USD và gần phải trả khoản thuê mặt bằng 450 triệu USD khi doanh thu phần lớn bị "hút cạn" trong thời điểm Covid-19 hoành hành.
Các rạp chiếu phim của AMC đã phải đóng cửa trong nhiều tháng. Nhưng khi mở cửa trở lại, rất ít khách hàng cảm thấy thoải mái khi đến sử dụng dịch dịch vụ này và các hãng phim cũng ngừng phát hành phim mới.
Khi hoạt động kinh doanh rạp phim đang hồi phục, AMC vẫn phải đối mặt với những vấn đề lớn. Dù kết thúc quý đầu tiên với 1 tỷ USD thanh khoản - số tiền lớn nhất trong lịch sử 100 năm của công ty, thì khoản tiền này sẽ chỉ giúp họ tồn tại đến năm 2022, trừ khi khách hàng quay trở lại với số lượng lớn để bù đắp cho nhiều tháng doanh thu bằng 0.
Dù hoạt động chiếu phim dường như đang hứa hẹn nhiều điều, thì các yếu tố cơ bản của ngành này đã thay đổi trong năm ngoái, bao gồm công suất của rạp, ngành phát hành phim trùng với các dịch vụ phát trực tuyến và số ngày bộ phim đó được chiếu tại rạp.
Rich Greenfield - nhà đồng sáng lập của LightShed Partners, cho biết: "Điều quan trọng ở đây là sự dài hạn, công ty này sẽ không thể kiếm tiền được nữa. Họ sẽ không bao giờ tạo ra tiền mặt với cấu trúc vốn hiện tại. Cổ phiếu này đã giao dịch ở mức gấp 7 lần EBITDA trước đại dịch và hiện đang là 25 lần, trong khi tình hình kinh doanh đang tồi tệ hơn."
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI