Nhà hàng hình nón làm từ 150.000 cây tre ở Kim Bôi khiến tạp chí kiến trúc Mỹ hết lời khen ngợi
Nhà hàng tre Serena ở Kim Bôi được xây dựng theo lối kiến trúc độc đáo, lấy cảm hứng từ chiếc nón lá truyền thống duyên dáng của phụ nữ Việt Nam. Tạp chí Archdaily đã đành những lời có cánh cho công trình đặc biệt này.
Chất liệu văn hóa dân gian đương đại luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho những người làm kiến trúc ở Việt Nam. Vừa để gìn giữ bản sắc văn hóa, lại vừa tạo ra những nét độc đáo trong kiến trúc mà không nơi nào trên thế giới có được.
Nhà hàng tre Serena ở Kim Bôi chính là một trong những công trình như vậy, được xây dựng theo lối kiến trúc độc đáo, lấy cảm hứng từ chiếc nón lá truyền thống duyên dáng của phụ nữ Việt Nam. Tạp chí Archdaily đã đành những lời có cánh cho công trình đặc biệt này.
Phối cảnh bên trong nhà hàng tre Serena Kim Bôi sau khi hoàn thiện
Thông tin dự án:
- Thông tin công trình:
- Địa điểm: Kim Bôi, Hòa Bình
- Thiết kế kiến trúc: Trần Bá Tiệp
- Thi công: Bambubuild, Xingfa
- Diện tích: 700m2
- Năm hoàn thành: 2016
- Nhiếp ảnh: Hoang Le Photography
Công trình là điểm nhấn trong khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng có phong cảnh thiên nhiên hữu tình ở miền bắc Việt Nam. Chủ đầu tư chú trọng giữ gìn cảnh quan môi trường, sinh thái tự nhiên của vùng, mong muốn xây dựng một khu nghỉ dưỡng mang đậm vẻ đặc trưng của làng quê Việt.
Lối kiến trúc độc đáo của nhà hàng được lấy cảm hứng từ hình ảnh chiếc nón lá truyền thống gắn liền với vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam, giản dị nhưng không kém phần sang trọng.
Công trình có mặt bằng hình đa giác 12 cạnh, kết cấu bê tông cốt thép được xây dựng dở dang trong dự án bị bỏ hoang nhiều năm do khủng hoảng kinh tế
Công trình có mặt bằng hình đa giác 12 cạnh, kết cấu bê tông cốt thép được xây dựng dở dang trong dự án bị bỏ hoang nhiều năm do khủng hoảng kinh tế.
Tận dụng những cột dầm bê tông có sẵn, các kiến trúc sư đã nghiên cứu để đưa ra kết cấu đỡ mái cho công trình gồm 12 khung tre chống xuống nền nhà và 24 khung tựa trên dầm bê tông. Giải pháp kết cấu này giúp tầm nhìn vươn ra cảnh quan thơ mộng bên ngoài của thực khách không bị che chắn. Nhà hàng nón có diện tích hơn 700m2, cao 15m.
Tận dụng những cột dầm bê tông có sẵn, các kiến trúc sư đã nghiên cứu để đưa ra kết cấu đỡ mái cho công trình gồm 12 khung tre chống xuống nền nhà 24 khung tựa trên dầm bê tông
Giải pháp kết cấu này giúp tầm nhìn vươn ra cảnh quan thơ mộng bên ngoài của thực khách không bị che chắn. Nhà hàng nón có diện tích hơn 700m2, cao 15m
Tre được liên kết với nhau bằng kỹ thuật đơn giản với dây buộc và chốt tre để tạo thành khung kết cấu trên nền nhà trước khi được lắp dựng bằng cần trục. Khung tre liên kết với móng và dầm bê tông bằng ống sắt, chốt sắt tạo nên sự bền vững cho công trình. Kỹ thuật xây dựng này chỉ đòi hỏi thợ phổ thông với các thiết bị đơn giản. Loại tre được sử dụng là loại tre đặc ruột với những đặc tính cơ học phù hợp như có khả năng chịu lực cao, dễ uốn cong. Phần mái được lợp bằng một loại lá tự nhiên, rất nhẹ và dễ tạo hình, ở giữa có mái kính đường kính là 1,56m để lấy ánh sáng tự nhiên.
Tre được liên kết với nhau bằng kỹ thuật đơn giản với dây buộc và chốt tre để tạo thành khung kết cấu trên nền nhà trước khi được lắp dựng bằng cần trục
Phần mái được lợp bằng một loại lá tự nhiên, rất nhẹ và dễ tạo hình, ở giữa có mái kính đường kính là 1,56m để lấy ánh sáng tự nhiên
Khoảng vượt lớn nhất giữa 2 cột là 24,6m, đường kính lớn nhất của nhà nón là 32m. Công trình đã chứng minh được khả năng vượt được nhịp lớn của kết cấu tre, không hề kém cạnh so với sắt, thép mặc dù kỹ thuật xây dựng hết sức đơn giản. Hơn nữa, kết cấu chịu lực bằng tre đồng thời cũng là yếu tố trang trí cho không gian nội thất thêm phần độc đáo.
Mặt cắt đứng ngoại cảnh
Mặt bằng tầng 1
Mặt cắt đứng
Mặt bằng công trình
Chiêm ngưỡng thêm một số bức ảnh phối cảnh công trình:
Theo Archdaily/Bambubuild
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời