Nhà khoa học lớn tuổi nhất nước Úc có một ước muốn kì quái trong ngày sinh nhật lần thứ 104: Ông muốn được chết

    Hieu.D,  

    Ông chia sẻ rằng, mình thật sự hối tiếc vì đã sống lâu đến như vậy.

    Rượu sâm-panh, bánh gato và những ngọn nến được thắp lên, đã đánh dấu sinh nhật lần thứ 104 của nhà thực vật học và sinh thái học người Úc David William Goodall. Những người thân của ông bắt đầu hát cho ông nghe, sau đó ông thổi nến và đưa ra một điều ước vào ngày này.

    Thế nhưng, nhà khoa học lại có không hề tỏ ra vui mừng về cột mốc số tuổi của mình, và trở thành một trong những nhà khoa học sống lâu nhất thế giới. Thay vào đó, Goodall nói rằng, ông đã sống quá lâu và đến thời điểm hiện tại, ông sẵn sàng để ra đi!

    Nhà khoa học lớn tuổi nhất nước Úc có một ước muốn kì quái trong ngày sinh nhật lần thứ 104: Ông muốn được chết - Ảnh 1.

    Nhà khoa học lớn tuổi nhất nước Úc có một ước muốn kì quái trong ngày sinh nhật lần thứ 104: Ông muốn được chết

    Nhà khoa học chia sẻ với tờ ABC: "Tôi thật sự thấy tiếc vì mình đã sống đến tuổi này. Tôi muốn mình trẻ hơn 20 hoặc 30 tuổi".

    Ngỡ ngàng hơn, khi được hỏi rằng ông có vui với lễ mừng sinh nhật tại quê nhà Úc của mình hay không? Ông đã trả lời: "Không, tôi không hạnh phúc. Tôi muốn được chết... Một người già như tôi nên có quyền công dân đầy đủ, bao gồm cả quyền được tự sát".

    Tại Australia, việc hỗ trợ tự tử là một hành động vi phạm pháp luật. Vì vậy, ông Goodall dự định, mình sẽ di chuyển tới Thụy Sĩ, nơi cũng không thông qua luật hợp pháp hóa và hỗ trợ việc tự tử, tuy nhiên luật pháp ở đây cũng chẳng hề ngăn cấm điều đó. Chắc có lẽ, sau khi nghe những chia sẻ của nhà khoa học 104 tuổi ở trên, bạn đã biết ông tới Thụy Sĩ để làm gì.

    Nhà khoa học lớn tuổi nhất nước Úc có một ước muốn kì quái trong ngày sinh nhật lần thứ 104: Ông muốn được chết - Ảnh 2.

    Giáo sư Davil Goodall đã làm việc tại trường đại học Edith Cowan tới năm mình 102 tuổi

    Trong hơn 2 thập kỷ qua, Goodall đã là một thành viên của "Exit International", một tổ chúc phi lợi nhuận có trụ sở tại Australia đang cố gắng và ủng hộ hợp thức hóa việc tự tử tự nguyện.

    Người sáng lập ra Exit, Philip Nitschke đã chia sẻ trên trang GoFundMe cho Goodall rằng, một điều phối viên của tổ chức và là một người bạn của Goodall, sắp tới sẽ đi cùng nhà khoa học đến Basel, một thành phố ở phía Tây Bắc Thụy Sĩ, gần biên giới Đức và Pháp.

    Nhà khoa học lớn tuổi nhất nước Úc có một ước muốn kì quái trong ngày sinh nhật lần thứ 104: Ông muốn được chết - Ảnh 3.

    Tấm ảnh chụp khi ông còn trẻ, vào những năm 1950

    Ở hầu hết các nước, tự tử tự nguyện và tự tử sử dụng các phương pháp hỗ trợ vật lý đều là những hành động vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, cũng có những nước như Bỉ, Hà Lan, đã hợp pháp hóa những hành động này.

    Còn đối với Australia, nhiều năm qua, nước này vẫn nghiêm cấm những hành động trên. Tuy nhiên vào tháng 11 vừa rồi, bang Victoria tại nước này lần đầu tiên đã thông qua một dự luật về tự tử tự nguyện, vào mùa hè năm 2019, sẽ cho phép kết thúc sự sống của những bệnh nhân quá yếu ớt để giúp họ ra đi một cách thanh thản.

    Mặc dù nhà khoa học Goodall không hề bị bệnh gì nghiêm trọng, thậm chí, trong những năm gần đây, ông còn có thể trạng sức khỏe khá tốt. Ông đã chơi tennis đến tận năm mình 90 tuổi, cho đến khi thị lực của mình giảm xuống. Vị giáo sư còn tiếp tục làm việc như một trợ lý nghiên cứu danh dự tại đại học Edith Cowan.

    Nhà khoa học lớn tuổi nhất nước Úc có một ước muốn kì quái trong ngày sinh nhật lần thứ 104: Ông muốn được chết - Ảnh 4.

    Ông cho biết, nghỉ về cái chết không khiến ông cảm thấy buồn

    Tuy nhiên, sau gần 2 thập kỷ làm việc tại ngôi trường, giáo sư Goodall đã không còn được làm việc ở đây nữa do vấn đề tuổi tác, lúc đó ông 102 tuổi. Chính điều này đã khiến ông rất đau buồn. Chia sẻ với trang ABC, ông cho biết, vài tháng trước, ông đã bị ngã tại căn hộ của mình, trong hơn 2 ngày ông phải nằm im trên sàn nhà chỉ đến khi người giúp việc tìm thấy ông.

    Vì những lý do trên, Goodall tin rằng một phần cuộc sống của ông đã chết, và đây chính là thời điểm mình phải ra đi, luật pháp tại quê nhà Úc không cho phép ông tự tử một cách tự nguyện, bởi ông không hề ốm yếu. Do đó, ông phải sang một nước khác để có thể toại nguyện mong ước vào sinh nhật 104.

    Cuối cùng, nhà khoc học David William Goodall nói về ý định từ giã sự sống của mình: "Tại sao nó lại làm tôi buồn được? Tôi không coi đó là một quyết định nghiệt ngã, tôi coi đó là tự nhiên".

    Tham khảo Sciencealert

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ