Nhà khoa học từng đoạt giải Nobel xây nên một cái mê cung "tàng hình" để thử thách chuột

    Dink,  

    Họ không làm ra cái mê cung này cho vui, họ đang nghiên cứu khoa học nhé.

    Nhà nghiên cứu đã từng đoạt giải Nobel John O’Keefe và các đồng nghiệp của mình tại Đại học London xây nên được loại "bẫy chuột" tiên tiến hơn các mẫu hiện đại. Thực tế thì bản chất của nó vẫn là cái mê cung, nhưng không thể phủ nhận rằng dù là bẫy hay mê cung thì nó vẫn cực kỳ ngầu.

    Như đã được đăng tải trên tạp chí khoa học Nature, mê cung này gồm 37 bề mặt lục giác có thể nâng lên và hạ xuống, tạo thành một đường đi cho con chuột. Nếu như chuột đi vào đúng vào bề mặt cho phép, sẽ có một bề mặt lục giác khác trồi lên cho nó di chuyển. Nếu như nó chọn đường sai, nó sẽ phải quay lại đường còn lại để đi cho đúng. Các nhà khoa học quan sát kĩ hành vi của nó để xem xem một con chuột đưa ra lựa chọn đường đi như thế nào.

    Theo lời ông O’Keefe, người đã đoạt giải Nobel hồi năm 2014 vì đã khám phá ra loại neuron thần kinh cần thiết để tạo cho hệ thần kinh cảm nhận về không gian, thì nghiên cứu này cải thiện cách thức chúng ta tìm hiểu về cách cảm nhận không gian ở loài gặm nhấm.

    Cách Mê cung Tổ ong hoạt động.

    Các nhà nghiên cứu sử dụng nhiều loại mê cung khác nhau để tìm hiểu cách các loài động vật nhận ra địa điểm chúng đang ở, tự mình di chuyển tới mục tiêu cần tới: một cái đích, một lối thoát hoặc một phần thưởng nào đó. Số lượng mê cùng dùng để nghiên cứu cũng nhiều, nhưng chủ yếu, họ dùng Mê cung Nước Morris, thứ được coi là quy chuẩn trong nghiên cứu thần kinh học.

    "Mê cung Tổ ong này đem lại toàn bộ lợi thế có được của cái mê cung nước Morris nổi tiếng, bắt những con vật tham gia thử nghiệm tiếp cận tới một mục tiêu mà chúng chưa biết trước, với những hướng giải quyết khác nhau", ông O’Keefe nói. "Thêm vào đó, bằng việc đặt con vật vào thế phải chọn một trong hai hướng, ta có thể đo đạc được mức độ thành công của con vật với mỗi lần chúng đưa ra quyết định".

    Video có kèm cả vật thí nghiệm - một con chuột.

    Khi con chuột bước vào Mê cung Tổ ong này, nó được chọn 2 trong số 2 bề mặt trồi lên trên. Mục tiêu của nó sẽ là miếng thức ăn được đặt trên một bề mặt khác, phía bên kia cái mê cung.

    Theo lời ông O’Keefe, cách thức thử nghiệm này là để nghiên cứu cách thức loài gặm nhấm cảm nhận không gian xung quanh chúng. Bên cạnh đó, mê cung này hơn Mê cung Nước Morris ở chỗ nó cho phép người thực hiện thử nghiệm có thể điều khiển được quyết định của con chuột với mỗi lần nó chọn ra hướng đi cho mình. Bên cạnh đó, với Mê cung Tổ ong, họ có thể nghiên cứu hoạt động não bộ của chuột dễ dàng hơn.

    Sau khi nghiên cứu 3 nhóm chuột, họ xác định rằng có 3 yếu tố chính quyết định cách con chuột di chuyển:

    Đầu tiên, đó là góc độ của hai bề mặt mới trồi lên cũng như vị trí của nó. Nếu như hai bề mặt này mà xa nhau, con chuột sẽ đưa ra quyết định đúng đắn hơn.

    Thứ hai, đó là cự ly giữa phần thưởng (mẩu thức ăn) so với vị trí con chuột. Thức ăn càng xa, con chuột đưa ra quyết định càng tệ.

    Cuối cùng, góc độ giữa phần thưởng và chỗ con chuột đứng càng lệch nhau, con chuột lại càng dễ chọn sai.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ