Nhà máy Tesla bị kiện vì gây ô nhiễm môi trường suốt nhiều năm, xếp thứ 89/100 thương hiệu ‘làm bẩn không khí’ nhất tại Mỹ
Sản xuất xe điện có thực sự bảo vệ môi trường?
- Sau siêu phẩm SU7, Xiaomi chuẩn bị làm xe điện hơn 500 triệu đồng đấu Tesla Model Y, sẽ ra mắt vào đầu năm 2025
- Như trò đùa: Tesla tuyển dụng lại nhân viên vừa bị đuổi chỉ vài hôm trước
- Gã khổng lồ xe điện Trung Quốc được tỷ phú Warren Buffet hậu thuẫn nuôi tham vọng soán ngôi Tesla, Volkswagen tại trời Âu, tuyên bố đầu tư hàng tỷ euro để hiện thực hóa mục tiêu
- Đồng sáng lập Xiaomi mua xe điện Tesla, CĐM bàn tán: "Ơ ông này không sợ mất việc à?"
- Hậu sa thải hàng nghìn nhân viên, Tesla tiếp tục cắt giảm tuyển dụng: Hôm trước còn tuyển 3.400 vị trí, sau 1 đêm chỉ còn... 3 vị trí
Hãng tin CNBC cho hay dù mang tiếng là sản xuất xe điện bảo vệ môi trường nhưng nhà máy của Tesla lại vi phạm các tiêu chuẩn về môi trường ở Mỹ trong suốt nhiều năm. Hãng xe điện của Elon Musk thậm chí đứng thứ 89/100 trong bảng xếp hạng 100 thương hiệu gây ô nhiễm không khí nhất Mỹ năm 2023 (2023 Toxic 100 Air Polluters).
Mới đây, tổ chức phi lợi nhuận Environmental Democracy Project-EDP đã đâm đơn kiện nhà máy Tesla ở Fremont-California vì không đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường theo luật định (Clean Air Act).
Theo đó, EDP cáo buộc Tesla vi phạm hàng trăm lần các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường kể từ năm 2021, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân quanh nhà máy.
Trên thực tế đây không phải lần đầu Tesla bị kiện vì gây ô nhiễm môi trường. Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) đã phạt Tesla 275.000 USD vào năm 2022 vì hãng xe điện này không đo lường và theo dõi mức độ gây ô nhiễm không khí của nhà máy trong quá trình sản xuất.
Bên cạnh đó, Tesla cũng đang bị 25 quận ở bang California kiện vì không xử lý chất thải và vật liệu thừa từ nhà máy. Hiện công ty đang đàm phán để dàn xếp vụ kiện với 25 quận này.
Tại Đức, nhà máy của Tesla ở Berlin cũng đang bị người biểu tình và các nhà hoạt động xã hội phản đối dữ dội do chặt phá rừng xung quanh cũng như tiêu thụ lượng nước quá lớn.
Độc hại
Quay trở lại vụ kiện ở bang California, những nhà hoạt động môi trường cho biết người dân xung quanh nhà máy Tesla đang phải hứng chịu sự ô nhiễm không khí quá mức với hàm lượng nitrogen oxides, arsenic, cadmium cùng nhiều chất độc hại khác ở mức quá cao.
Thậm chí cơ quan quản lý chất lượng không khí trong vùng (The Bay Area Air Quality Management District) cũng đã cáo buộc Tesla thải lượng khí ô nhiễm ngày càng nhiều tại Fremont mà không xử lý.
Cơ quan này cho biết họ đã gửi 112 thông báo vi phạm tiêu chuẩn ô nhiễm không khí kể từ năm 2019 và hiện đang tìm kiếm một lệnh bắt buộc nhà máy phải thay đổi cách hoạt động để giảm ô nhiễm môi trường.
"Nhà máy Tesla vi phạm thường xuyên, tái diễn liên tục và có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng và môi trường", cơ quan này tuyên bố vào đầu tháng 5/2024.
Theo cơ quan trên, nhà máy Tesla thường xuyên gây ô nhiễm không khí trong quá trình lắp ráp, sản xuất xe điện mà không xử lý thích đáng. Thậm chí các nhà thầu và nhân công của nhà máy còn bị cáo buộc tắt hệ thống kiểm soát ô nhiễm không khí khi gặp sự cố ở thiết bị phun sơn.
Phân đoạn sơn xe điện diễn ra trong nhà máy thường xuyên xảy ra những vụ cháy nhỏ khiến các nhân công phải tắt hệ thống lọc không khí để xử lý, qua đó thải ra càng nhiều khí thải gây ô nhiễm môi trường.
Báo cáo gần đây của Tesla vẫn khẳng định sứ mệnh của hãng là "đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng bền vững của thế giới", tuy nhiên ngày càng nhiều người cho rằng đây chỉ là chiêu trò quảng cáo của Elon Musk hơn là bảo vệ môi trường thực sự.
Ngay cả Elon Musk thời gian gần đây cũng nhấn mạnh nỗ lực nghiên cứu và phát triển về trí tuệ nhân tạo, phần mềm tự lái, robotaxis và robot hình người hơn là các sản phẩm thân thiện với môi trường như năng lượng mặt trời.
Thậm chí, ông chủ Tesla còn cáo buộc các nhà hoạt động môi trường là "độc đoán" trên Twitter-X.
*Nguồn: CNBC
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Để sống đến năm 200 tuổi, tỷ phú Bryan Johnson lại thử nghiệm phương pháp trường sinh mới
Johnson gọi mục tiêu sống đến năm 200 tuổi của mình là “cuộc cách mạng quan trọng nhất trong lịch sử của Homo sapiens”.
Tại sao Nhật Bản cần lưu trữ 50.000 tấn nước siêu sạch ở độ sâu 1.000 mét? Nó có thể được sử dụng để làm gì?