Nhà máy thông minh: Tâm điểm của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0
Mặc dù đã xuất hiện từ năm 2011, khởi nguồn từ một dự án trong chiến lược công nghệ cao của chính phủ Đức thúc đẩy việc điện toán hóa sản xuất; nhưng chỉ sau "cú hích" của đại dịch Covid-19, cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 mới thực sự diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu.
Sự khác biệt của Cách mạng Công nghiệp 4.0
Khác với Cách mạng Công nghiệp lần thứ 3 (1950 - 1970) được biết đến là cuộc Cách mạng Kỹ thuật số (Digital Revolution) hay Kỷ nguyên số (Information Age), Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 đưa tự động hóa quy trình sản xuất lên một tầm cao mới bằng việc sử dụng công nghệ sản xuất hàng loạt linh hoạt và có khả năng tùy biến cao.
Điều này có nghĩa là, máy móc sẽ hoạt động một cách độc lập hoặc phối hợp với con người trong việc tạo nên lĩnh vực sản xuất hướng tới khách hàng - một lĩnh vực không ngừng phải vận hành để tự duy trì. Cũng trong Công nghiệp 4.0, máy móc sẽ trở thành một thực thể độc lập có khả năng thu thập dữ liệu, phân tích và tư vấn cho ngành sản xuất. Về vai trò của con người, người sản xuất sẽ giao tiếp với máy móc thay vì điều khiển nó. Sự khác biệt lớn nhất của cuộc Cách mạng này chính là việc kết nối thực tế giữa con người, máy móc và vật thể.
Các nhà máy thông minh ra đời
Cách mạng Công nghiệp 4.0 tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà máy thông minh (Smart Factory) ra đời. Đây là một môi trường nơi máy móc và quy trình có thể cải thiện thông qua tự động hoá và tối ưu hoá. Theo Tạp chí Forbes, "nhà máy thông minh có thể định nghĩa là nơi hệ thống không gian mạng thực - ảo (Cyber physical system) giao tiếp dựa trên kết nối Internet vạn vật (IoT) để hỗ trợ con người và máy móc trong việc thực hiện công việc".
Vì vậy, để xây dựng nhà máy thông minh, bên cạnh các điều kiện như trang thiết bị tiên tiến và nguồn lực nhân sự trình độ cao, nhà sản xuất cần xây dựng một nền tảng hệ thống công nghệ thông tin (Information Technology). Nền tảng này hoạt động như một ngôn ngữ, phương thức giao tiếp chung giữa con người và máy móc. Hệ thống quản lý điều hành sản xuất - MES (Manufacturing Execution System) chính là một nền tảng như vậy.
Hệ thống quản lý điều hành sản xuất - MES (Manufacturing Execution System) - công cụ xây dựng các nhà máy thông minh.
Là một hệ thống thông tin tích hợp chuẩn, MES không chỉ phục vụ như một trung tâm thông tin giữa các hệ thống doanh nghiệp khác nhau, mà còn quản lý và tối ưu hóa các hoạt động, quá trình trong vòng đời sản xuất hoàn chỉnh của nhà máy theo thời gian thực. MES đảm nhiệm mọi vai trò trong khâu sản xuất từ việc phát hành đơn hàng cho đến giai đoạn bàn giao sản phẩm cho bộ phận bán hàng. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể cân đối lại việc sử dụng các thiết bị sao cho đạt hiệu quả cao nhất và điều chỉnh chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng nhằm tăng hay giảm cường độ khai thác cho thiết bị đó.
Hệ thống này sẽ được giải thích rõ hơn trong Hội thảo trực tuyến "Manufacturing Innovation 2020" diễn ra từ 8:45 đến 10:10 ngày 14/04/2020. Hội thảo do CMC Technology & Solution phối hợp cùng HPE và Samsung SDS tổ chức sẽ mang tới những nội dung chính về giải pháp quản lý nhà máy thông minh MES và cơ sở hạ tầng với các ứng dụng IoT và AI trong xây dựng nhà máy thông minh.
Để tham dự Hội thảo, vui lòng đăng ký tại:TẠI ĐÂY
Hội thảo trực tuyến "Manufacturing Innovation 2020" được tổ chức bởi CMC Technology & Solution cùng Hewlett Packard Enterprise (HPE) và Samsung SDS
Thời gian: 8:45 - 10:10, Ngày 14/04/2020
Địa điểm: Online trên Microsoft Teams
Link đăng ký: https://forms.gle/C4XZHtnKrsrpdd5g6
Hotline: 0904514317
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời