Nhà sáng lập của một ứng dụng từng bị Microsoft mua lại 100 triệu USD tiếc nuối và lên kế hoạch 'đoạt lại'
Christian Reber, nhà sáng lập của ứng dụng nhắc việc làm Wunderlist đã cảm thấy mình như bị đánh mất "một đứa con" sau khi bán ứng dụng này cho Microsoft vào năm 2015.
Vào năm 2015, Microsoft đã mua ứng dụng nhắc việc cần làm của Christian Reber, Wunderlist, với số tiền được cho là từ 100 đến 200 triệu USD.
Đó là một số tiền đáng kể và là một khoảnh khắc quan trọng trong cuộc đời Reber nhưng nó không để lại cho anh cảm giác như người ta có thể mong đợi.
"Tôi nghĩ việc bán Wunderlist là một trải nghiệm kỳ lạ đối với tôi," doanh nhân có trụ sở tại Berlin chia sẻ.
"Tôi cảm thấy như mình đã đánh mất một đứa con" anh nói thêm: "Tôi có cảm giác mình như bị trầm cảm. Tôi đã cảm thấy thực sự không vui".
Wunderlist là một ứng dụng đơn giản đã có khoảng 16 triệu người dùng trước khi bị mua lại. Một trong những điểm tiện ích thu hút người dùng lớn nhất của ứng dụng này thời điểm đó là người dùng có thể sử dụng trên điện thoại cũng như máy tính.
Đó là một sự kiện quan trọng trong cuộc đời của Reber và việc bán đi "đứa con đẻ" không hề dễ dàng.
"Tôi cảm thấy mình hoàn toàn bị ngắt kết nối với các cộng sự của mình và với công ty mà tôi đã tạo ra," anh nói.
Hiện tại, Reber tin rằng bản thân lúc đó chưa chuẩn bị tinh thần để bán Wunderlist, công ty mà anh đã cố gắng xây dựng trong 5 năm.
Khi Microsoft đưa ra lời đề nghị, cộng sự của Reber, Charlette Prevot, đã mang thai. Prevot là đồng sáng lập Wunderlist với Reber và bốn người khác.
"Với tư cách là người sáng lập, thời điểm đó, tôi phải lựa chọn giữa việc làm thế nào để công ty tăng trưởng và có lãi hoặc là bán đi với một số tiền lãi và giải tán đội ngũ sáng lập".Bottom of Form
Reber và Prevot cuối cùng đã quyết định từ bỏ:
"Tôi đã hoàn toàn kiệt sức, mệt mỏi và cảm thấy bán công ty là quyết định tốt nhất cho mọi người", Reber nói.
"Khi bán được công ty, tôi không thấy vui mừng, không nghĩ đến tiệc tùng. Tôi chỉ muốn tắt mọi email và thấy rất buồn"
Reber cho biết, bản thân phải mất một đến hai năm mới chấp nhận được sự thật này.
"Độc lập về tài chính, điều đó thật tuyệt vời," anh nói: "Tôi đã xây dựng một điều có tác động thực sự tích cực. Mọi người sẽ luôn nhớ đến Wunderlist. Đó là một sản phẩm tuyệt vời và nhờ đó cũng đã rất nhiều người đã có được công việc tuyệt vời tại Microsoft. Vì vậy, thực sự không có lý do gì để thất vọng về điều đó".
Mặc dù vậy, những gì đã diễn ra đối với ứng dụng Wunderlist vài năm sau khi Reber bán nó đã khiến anh càng cảm thấy nuối tiếc.
Vào năm 2019, Microsoft thông báo họ có kế hoạch gỡ ứng dụng Wunderlist và thay thế nó bằng Microsoft To Do.
Tháng 9/2019, Reber đã tham gia đấu thầu để mua lại ứng dụng mà anh đã đầu tư rất nhiều tâm huyết.
"Vui lòng để tôi mua lại," anh đã đề nghị trực tiếp với CEO Satya Nadella của Microsoft và Marcus Ash, phó chủ tịch sản phẩm và kỹ thuật của Microsoft.
Cuộc đấu thầu của anh đã không thành công và Microsoft đã gỡ bỏ hoàn toàn chương trình trên Wunderlist vào năm 2020.
Tuy nhiên, Reber vẫn chưa muốn từ bỏ.
Tạo ra một ứng dụng mới tương tự
Năm 2021, Reber phát triển một ứng dụng nhắc việc cần làm mới có tên Superlist, được mô tả là "ứng dụng thế hệ tiếp theo không chính thức của Wunderlist".
Một trong những lý do chính khiến Reber cảm thấy thất vọng trước khi Microsoft đóng Wunderlist là vì anh cảm thấy trong quá trình được Microsoft phát triển, ứng dụng này không bao giờ trở thành sản phẩm mà anh muốn tạo ra.
"Những gì chúng tôi muốn làm là xây dựng ứng dụng tiêu chuẩn trên thực tế để sử dụng trong các dự án cá nhân và kinh doanh," anh nói.
Trên thị trường hiện đang có các sản phẩm dành cho doanh nghiệp như Asana và Trello hoặc các ứng dụng danh sách việc cần làm cá nhân như Things hoặc To Do.
Superlist được thiết kế để trở thành "cầu nối hoàn hảo" giữa các ứng dụng việc cần làm của cá nhân và phần mềm cộng tác của doanh nghiệp. Nó được thiết kế để giúp người dùng mở rộng một dự án từ một người đến 100 hoặc 200 người.
Cho đến nay, công ty đã có khoảng 20 nhân viên và huy động được 3 triệu USD. Công ty cũng đang chuẩn bị cho một vòng huy động vốn mới sắp diễn ra. Reber cho biết anh mong muốn có một ứng dụng bán hàng của riêng mình.
Reber hiện cũng đang đồng sáng lập một công ty khác có tên Pitch, cạnh tranh với PowerPoint của Microsoft.
"Lý do chúng tôi thành lập công ty này là vì chúng tôi cảm thấy các bài thuyết trình thật sự là một phương tiện để phát triển thế giới và ảnh hưởng đến các quyết định lớn nhất trong kinh doanh và chính trị," Reber nói.
Anh nói thêm: "Hãy nghĩ về nó giống như PowerPoint kết hợp với SlideShare và Docs."
Doanh nghiệp 4 năm tuổi, với khoảng 160 nhân viên, đã huy động được hơn 130 triệu USD và gần đây nhất được định giá 600 triệu USD.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín