Nhà tâm lý học người Hà Lan khẳng định chúng ta đều đang bị "ép" phải giả vờ hạnh phúc và điều này rất nguy hiểm
Hạnh phúc không đơn giản chỉ là đáp lại một cách máy móc trong mọi tình huống của cuộc sống. Tồi tệ hơn, giả vờ hạnh phúc có thể khiến tâm hồn chúng ta bị chai sạn đi.
Trong cuộc sống tất cả mọi người đều muốn có được hạnh phúc. Những cuốn sách mà chúng ta mua đều đưa ra những lời khuyên dừng lo lắng, thúc đẩy hạnh phúc và xua tan những ý nghĩ tiêu cực. Ông chủ lúc nào cũng muốn nhìn thấy nụ cười của nhân viên tại nơi làm việc. Và cách tốt nhất để đáp lại câu hỏi “How are you” (Anh có khỏe không) là một nụ cười thật tươi kèm theo câu trả lời “Great” (Tuyệt lắm).
Tuy nhiên, theo Giáo sư Svend Brinkmann – một nhà tâm lý học đến từ Đại học Aalborg ở Đan Mạch, văn hóa suy nghĩ tích cực cũng có mặt tối của nó.
“Hạnh phúc không đơn giản chỉ là đáp lại một cách máy móc trong mọi tình huống của cuộc sống. Tồi tệ hơn, giả vờ hạnh phúc có thể khiến tâm hồn chúng ta bị chai sạn đi”, Giáo sư Brinkmann phát biểu.
“Tôi tin rằng những suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta cần phản chiếu ngược lại thế giới, chứ không nên để thế giới tác động. Khi có điều gì xấu xảy ra, chúng ta nên cho phép bản thân có những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực bởi đó là cách chúng ta phản ứng với thế giới”, ông nói thêm.
Theo vị chuyên gia này, cuộc sống rất tuyệt vời nhưng cũng có lúc nó rất bi thảm. Những người thân yêu của chúng ta rồi cũng có lúc ra đi, chúng ta sẽ mất họ. Nếu chúng ta chỉ quen với những suy nghĩ tích cực, khi thực tế khó khăn xảy ra, chúng ta sẽ rất dễ gục ngã. Nhưng chúng chắc chắn sẽ xảy ra.
Không có gì sai khi bạn suy nghĩ tích cực và hưởng thụ cuộc sống của mình dưới lăng kính màu hồng. Vấn đề là khi hạnh phúc trở thành một trách nhiệm thì mọi chuyện sẽ khác. Chẳng hạn, ở nơi làm việc, đánh giá năng suất dựa trên sự phát triển tích cực thay vì những khó khăn thực tế khiến cho hạnh phúc trở nên phô trương gần như toàn bộ.
Tại Hoa Kỳ, hạnh phúc bị ép buộc đã trở thành chủ đề của một đàm phán chính thức tại nơi làm việc nhằm chống lại T-Mobile vào tháng 5/2016 khi Ủy ban đánh giá lao động quốc gia khẳng định rằng nhà tuyển dụng không thể ép nhân viên lúc nào cũng phải tỏ ra vui vẻ. Tương tự như vậy, rất nhiều công ty đã chi hàng đống tiền để nhân viên cảm thấy hạnh phúc nhưng không dựa trên sự cảm thông.
“Khi bạn gắn kết với mọi người và làm việc chung trong một đội, tính cách cá nhân của mỗi người sẽ trở thành yếu tố quan trọng. Đó là lý do tại sao chúng ta phải nhấn mạnh vào tính cách. Tôi cho rằng đây chính là mặt tối của suy nghĩ tích cực. Cảm xúc của con người bỗng biến thành hàng hóa và điều đó có nghĩa là chúng ta rất dễ bị xa lánh khỏi cảm xúc của chính mình”, giáo sư Brinkmann khẳng định.
Hạnh phúc bắt buộc không đơn giản chỉ là mối lo ngại tại nơi làm việc nữa, nó đã lan rộng ra các khía cạnh của cuộc sống. Suy cho cùng, sự vui vẻ và suy nghĩ tích cực là điều nên làm, nhưng nó có thể khiến chúng ta mất đi những người bạn thân thiết chỉ vì lúc nào cũng tươi cười trong khi bạn bè đang thảo luận về chuyện buồn.
Tất nhiên, trong cơn áp lực của hạnh phúc, chúng ta thường tìm đến những “liều thuốc an thần” là những cuốn sách. Sách có thể giúp bạn tìm thấy hạnh phúc, tránh nản lòng hay suy nghĩ tiêu cực. Ý tưởng ai cũng có thể hạnh phúc ngụ ý rằng những ai không hạnh phúc là do cuộc sống của họ quá bất hạnh.
Cuối cùng, các nhà nghiên cứu khẳng định, cảm xúc tiêu cực hay sự bi quan đóng một vai trò quan trọng trong các chúng ta hiểu và phản ứng với thế giới. Tội lỗi và sự xấu hổ là yếu tố cần thiết của đạo đức. Tức giận là phản ứng hợp pháp khi đối mặt với bất công. Nỗi buồn giúp chúng ta vượt qua bi kịch. Và hạnh phúc thì rất tuyệt vời, nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng có được nó.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời