Liệu các nhà khoa học có thành công?
Năm 2018, một nhóm các nhà khoa học Siberia đã tìm thấy thi thể của một con ngựa, bị chôn vùi trong băng vĩnh cửu ở vùng Yakutsk thuộc miền đông bắc nước này. Con ngựa được xác định 42.000 năm tuổi, thuộc về giống Lenskaya và đã tuyệt chủng.
Sau gần một năm nghiên cứu mẫu vật hiếm có, các nhà khoa học đã trích xuất được máu vẫn còn ở dạng lỏng bên trong mạch tim của con ngựa. Điều này sẽ mở ra cơ hội nhân bản vô tính và làm sống lại sinh vật đã tuyệt chủng này.
Thi thể của con ngựa Lenskaya bị chôn vùi trong băng vĩnh cửu 42.000 năm
Thi thể con ngựa Lenskaya được phát hiện ngày 11 tháng 8 năm 2018, bên trong lớp trầm tích của miệng núi lửa Batagaika. Bởi vùng này trước đây bị nhấn chìm trong băng vĩnh cửu, thi thể con ngựa đã có một điều kiện bảo quản không thể tốt hơn.
Đặt mục tiêu đi tìm các tế bào để nhân bản và làm sống lại sinh vật thời tiền sử này, Đại học Liên bang Đông Bắc ở Yakutsk đã bắt tay hợp tác với Quỹ Nghiên cứu Công nghệ Sinh học Sooam của Hàn Quốc. Họ đã thực hiện 20 cuộc thí nghiệm trên thi thể để đi tìm các các tế bào soma nhưng đều thất bại.
Nhưng trong một báo cáo nghiên cứu mới đây, Semyon Grigoryev, người đứng đầu Bảo tàng Mammoth ở Yakutsk, cho biết họ đã có một hướng đi khả thi mới. Theo đó, nhóm nghiên cứu đã trích xuất được mẫu máu lỏng vẫn còn sót lại trong mạch tim của con ngựa.
Trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn Nga TASS, Grigoryev cho biết khám nghiệm tử thi cho thấy vùng tim của thi thể được bảo quản rất tốt. Các mô cơ tim của con ngựa vẫn "có màu đỏ tự nhiên bắt mắt".
Mẫu máu lỏng được trích xuất từ thi thể sinh vật
Ngoài ra, chú ngựa vẫn còn lông đầu, chân và ở các bộ phận khác của cơ thể. Trước đây, chúng ta chưa từng tìm được một con ngựa thời tiền sử nào được bảo quản cả bộ lông như vậy, Grigoryev nói. Khi còn sống, con ngựa có màu lông ngả hồng, với đuôi và bờm màu đen.
"Các nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tại thời điểm bị chết, chú ngựa con đã được một đến hai tuần tuổi, vì vậy nó mới được sinh ra mà thôi", Grigoryev nói.
"Giống như các trường hợp thi thể động vật thời tiền sử bảo quản tốt trước đây, chú ngựa này đã bị chết đuối trong bùn, lớp bùn sau đó đã đóng băng và biến thành băng vĩnh cửu. Một lượng lớn bùn và phù sa mà chú ngựa đã nuốt trong những giây cuối cùng của cuộc đời mình đã được tìm thấy bên trong đường tiêu hóa".
Thực tế thi thể và mẫu máu còn sót lại biểu thị con ngựa này là mẫu phẩm động vật kỷ băng hà được bảo tồn tốt nhất từng được tìm thấy trên thế giới, Grigoryev tuyên bố. Trước đó và gần nhất vào năm 2013, các nhà khoa học Nga cũng đã từng thấy máu lỏng trong thi thể của một con voi ma mút 15.000 năm tuổi.
Con ngựa nếu được hồi sinh thành công cũng không được sống một cuộc đời đáng có của nó, mà phải phục vụ chúng ta trong các nghiên cứu suốt đời.
Như đã nói, mục tiêu chính của việc hợp tác giữa Đại học Liên bang Đông Bắc và Quỹ Nghiên cứu Công nghệ Sinh học Sooam là làm sống lại loài ngựa đã tuyệt chủng thông qua các quá trình nhân bản. Trước đó tại Hàn Quốc, Sooam đã có kinh nghiệm trong việc nhân bản và kinh doanh chó cưng.
Công việc nếu thành công sẽ là một dấu ấn đột phá trong lĩnh vực sinh học, nhưng không phải không có những rào cản về mặt đạo đức. Một số người đặt ra câu hỏi rằng: Liệu khi con người cố gắng hồi sinh một loài động vật thời tiền sử, nó có sống được ở thời đại của chúng ta hay không, với thời tiết nóng bức, biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí…
Con ngựa nếu được hồi sinh thành công cũng không được sống một cuộc đời đáng có của nó, mà phải phục vụ chúng ta trong các nghiên cứu suốt đời.
Tham khảo Gizmodo
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI