Nhận diện khuôn mặt trên iPhone X chỉ là sự khởi đầu, còn nhiều điều thú vị về sinh trắc học dành cho smartphone ở phía trước
Apple luôn chậm trang bị công nghệ tiên tiến lên iPhone, nhưng mỗi khi hãng tham gì thì đó trở thành tính năng được công chúng đón nhận nồng nhiệt.
Với iPhone X, Apple hướng sự chú ý của dư luận vào công nghệ mà hàng thập kỷ qua chưa tạo dấu ân trên điện thoại. Đó là nhận diện khuôn mặt đóng vai trò mở khóa màn hình và thanh toán di động. Dù đang đặt cược lớn, nhưng Táo khuyết có thể được đền bù xứng đáng, đặc biệt mở đường cho các công nghệ sinh trắc học dễ sử dụng khác trong tương lai an toàn hơn trên smartphone.
Gã khổng lồ Cupertino có xu hướng chậm mang những tính năng “hiện đại” lên iPhone so với các nhà sản xuất khác. Nhưng mỗi lần như vậy, hãng góp phần “đánh bóng” cho chúng và thuyết phục người dùng rằng, mọi thứ bây giờ mới hoàn thiện đáng để dùng.
Công nghệ nhận diện khuôn mặt đã xuất hiện nhiều năm trước, trong đó đáng chú ý là Galaxy S8. Tuy nhiên, khả năng quét dữ liệu chưa thực sự chính xác. Ai đó có thể đơn giản đánh lừa smartphone bằng một tấm hình khuôn mặt của chủ nhân.
Apple đặt tên cho tính năng của mình là Face ID sẽ chỉ sẵn có trên mẫu iPhone X phát hành vào tháng 11 sử dụng cảm biến để mô phỏng lại khuôn mặt dưới dạng 3D. Một tia hồng ngoại được chiếu vào mặt người dùng cùng một máy chiếu tia siêu nhỏ để lấy mẫu trên khoảng 30.000 điểm. Tất cả đều được camera TrueDepth ghi lại tạo thành bản đồ khuôn mặt hoàn thiện giúp đối chiếu chính xác với dữ liệu lưu trữ trước đó.
Táo khuyết khẳng định Face ID an toàn tới mức thử 1 triệu khuôn mặt thì may ra mới có trường hợp trùng lặp. Công nghệ đằng sau nó không phải mới lạ. Anil Jain, Giáo sư Đại học Michigan nghiên cứu về sinh trắc học và tầm nhìn máy tính nhấn mạnh rằng, tính năng này bắt chước phương pháp trước đây được gọi là cấu trúc ánh sáng để ghi lại nét mặt trong không gian ba chiều. Thứ gì đó mà ông đã sử dụng để nhận diện đối tượng những năm thập niên 1980.
Tuy nhiên, Táo khuyết vẫn phải nghiên cứu kỹ lưỡng để đưa hình thức này hoạt động tốt trên smartphone. Có nhiều cách xác thực khuôn mặt, nhưng nhìn chung độ chính xác phụ thuộc vào các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng hình ảnh thời gian thực, như điều kiện ánh sáng, khoảng thời gian giữa lần chụp lưu và xác thực, hay các yếu tố bên ngoài gồm khăn quàng cổ, kính mát.
Bên cạnh nỗ lực đảm bảo tính chính xác của Face ID, Apple còn tuyên bố nó hoạt động tốt ngay cả trong bóng tối, khi đeo kính, mũ hay thậm chí người dùng để râu rậm.
Đây là động lực để nhiều công ty tích hợp nhận diện khuôn mặt ba chiều trên điện thoại hoặc cố nhồi nhét tất cả vào phần cứng, thậm chí dùng phần mềm “giả lập” như FaceTec.
“Mọi người vẫn có xu hướng sao chép những gì Apple làm, và 3D có tác dụng loại bỏ những kẻ bắt chước nghiệp dư. Bạn chẳng thể cứ chụp bức ảnh rồi hy vọng nó làm mọi thứ”, Kevin Bowyer, giáo sư Đại học Notre Dame chuyên nghiên cứu về sinh trắc học nhận định.
Face ID khó làm giả hơn so với nhận dạng vân tay Touch ID bởi Apple sử dụng hệ thống cảm biến đặc biệt để lọc ra nhiều yếu tố phục vụ cho quá trình xác minh.
Ngoài ra, xu hướng tương lai sẽ có thêm nhiều tính năng sử dụng công nghệ sinh trắc học, như quét mống mắt dùng ánh sáng cận hồng ngoại vốn đã xuất hiện trên điện thoại Samsung.
Theo Jain, các nhà sản xuất có thể tích hợp cả cảm biến quét khuôn mặt, mống mắt và cả vân tay lên cùng thiết bị để tăng cường tính bảo mật. Bởi chi phí về phần cứng sẽ không bị đẩy lên quá cao. Nó giúp người dùng có đủ lựa chọn khi cần giao dịch trực tuyến, thậm chí nếu bên nào đó đòi hỏi cả 3 phương thức xác thực kể trên.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Định dùng Galaxy S24 Ultra trước mặt Tim Cook, YouTuber nổi tiếng MKBHD bị Apple "nhắc khéo"
MKBHD không phải người đầu tiên cố gắng làm điều này.
Màn hồi sinh đầy ngờ vực của Flappy Bird