Nhân viên Google được thử nghiệm món pizza sâu miễn phí, người ăn thử chia ra làm hai nửa yêu - ghét rõ ràng
Bạn có sẵn sàng thử món sâu được quảng bá là "ngon ngang ngửa tôm"?
Motherboard vừa tiết lộ cho thiên hạ một sự thật giật mình: trong căng tin của Google, nhân viên đã và đang được thưởng thức món pizza phủ sâu bột (mealworm). Chính xác hơn, vào tháng Ba năm 2018, tại trụ sở Google đặt ở Zurich, Thụy Sĩ, người ta đã chứng kiến những chiếc bánh pizza sâu bột ra lò. Nhiều nhân viên Google đã khẳng định sự tồn tại của loại bánh pizza quái đản cùng … độ ngon của nó.
“Đây là một món ăn thay thế thịt cực kỳ tuyệt vời ;)”, cựu nhân viên của Google liên lạc với Motherboard bằng mật danh “Svbl”. Chuyên viên nghiên cứu bảo mật này cũng là người cung cấp cho trang tin công nghệ tấm ảnh pizza sâu bột.
Nhiều startup thực phẩm, nhiều nhà vận động bảo vệ môi trường cho rằng sâu bột là thứ thực phẩm thay thế thịt rất tốt: không chỉ cắt giảm được lượng thịt tiêu thụ mỗi năm, mà sâu bột còn rất giàu dinh dưỡng và “ngon ngang ngửa tôm”.
“Thế nhưng tôi vẫn nghĩ họ làm hơi quá, ai lại phủ hết sâu lên bề mặt cái pizza thế, phủ nửa thôi là được rồi mà lại còn không át hết vị của những thành phẩm khác”, Svbl nói với Motherboard.
Cái gì cũng có mặt trái, cái bánh pizza chia “thần dân” Google ra làm hai nửa: yêu và ghét. Nhiều người không khoái món topping sâu bột chút nào.
“Nó là một trong những thứ khiến tôi lạnh xương sống mỗi lần qua đây, và cũng đại diện cho cả cái xu hướng ném bất cứ thứ gì lên cái bánh pizza”, một nhân viên Google từ chối cho Motherboard tiết lộ danh tính cho hay. Nhiều người khác cũng lên tiếng khẳng định: những lời phản hồi về cái pizza sâu bột tệ tới mức Google không thử nghiệm thêm lần nữa.
Motherboard có đánh điện hỏi chuyện trực tiếp đơn vị quyết định cho nhân viên ăn thử pizza sâu, nhưng họ từ chối trả lời.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"