Thì ra đây là cái nôi khởi đầu cho xu thế phổ biến hiện nay trên thiết kế smartphone cao cấp.
Ngày nay, xu thế thiết kế điện thoại chống nước đang ngày càng trở nên phổ biến và dần hình thành nên một chuẩn mực cho các loại máy cao cấp hiện nay. Thế nhưng bạn có biết người dân Nhật Bản đã có được may mắn sở hữu trong tay những thiết bị thực sự có khả năng "bơi trong nước" như vậy từ hơn một thập kỷ nay rồi hay không?
Rất nhiều mẫu điện thoại như vậy đã được ra mắt trước cả các quốc gia phương Tây. Những thương hiệu công nghệ bắt buộc phải đưa vào thiết kế này sớm như vậy vì người dùng Nhật Bản gắn bó và coi chiếc điện thoại của họ cần thiết nhiều đến nỗi khi đi tắm cũng phải mang theo. Do vậy, thói quen này chính là nguyên nhân sâu xa cho xu hướng lâu đời này tại Nhật Bản.
Điện thoại xuất hiện vào năm 2008 tại Nhật Bản đã được tích hợp khả năng chống nước
Kể cả nhãn hiệu LG của xứ Hàn, vốn đã và đang không có ý định chạy theo trào lưu đó trên thị trường chung, vẫn phải chiều lòng khách hàng ở trên đất xứ sở hoa anh đào nếu muốn có lợi nhuận. Đó cũng là lý do tại sao chiếc LG G5 nổi tiếng là thiết bị modular (có khả năng tháo rời và thay thế, nâng cấp từng bộ phận độc lập) không được xuất hiện tại Nhật Bản vì họ vốn không thể làm vậy trên một sản phẩm vừa dễ tháo rời lại vừa kín đáo đủ để chống nước.
"Ở đây, đặc điểm chống nước còn quan trọng hơn cả dịch vụ hay chất lượng pin điện thoại của bạn," chia sẻ bởi Ken Hong, Giám đốc phụ trách bộ phận thông tin liên lạc toàn cầu của LG. "Vì thế, chúng tôi đặc biệt phải quan tâm đến những khía cạnh riêng của một thị trường trước khi bắt tay vào sản xuất các sản phẩm phù hợp."
Điện thoại cơ bản cũng phải chống nước
Chiếc điện thoại cơ bản chống nước đầu tiên là Casio Canu 502S ra mắt vào năm 2005, còn được biết đến cái tên G'zOne. Sau này, Motorola cũng giới thiệu mẫu Defy chạy Android chống nước vào năm 2010.
Casio G'zOne
Đi cùng xu hướng thiết kế pin không tháo rời theo khung máy nguyên khối, năm 2014, Samsung Galaxy S5 đã dẫn đầu phong trào thiết bị phân khúc cao cấp sở hữu khả năng chống nước. Năm nay cũng là năm chứng kiến thêm nhiều gương mặt nổi trội mới thêm vào bộ sưu tập tương tự, như Galaxy Note 7 và iPhone 7.
Có lẽ việc đảm bảo tính năng chống nước đã khiến các linh kiện bên trong phải được cố định chặt chẽ với nhau không một kẽ hở nhỏ, gây nên những sự cố về pin lỗi và cuối cùng là các tai nạn cháy nổ không đáng có đến từ chính các thiết bị smartphone quen thuộc hàng ngày.
Quá trình chế tạo và lắp đặt nên một chiếc điện thoại đạt tiêu chuẩn chống nước cũng khá nghiêm ngặt và tốn kém hơn nhiều so với thông thường, qua nhiều vòng thử nghiệm chất lượng.
Sony Xperia Z3 (2014)
Theo nguồn tin từ Wired, Google thậm chí còn quá bận rộn với việc đảm bảo hiệu suất liên quan đến những chức năng chủ đạo của bộ đôi Pixel, dẫn đến việc họ không có đủ thời gian chuẩn bị để đưa tính năng chống nước lên thiết kế của mình.
Được biết, LG cũng thừa nhận trước báo giới rằng thời thế đang thay đổi, và quan điểm nói không với thiết kế chống nước trên sản phẩm của công ty cũng có thể bị lung lay trong thời gian sắp tới.
"Nếu toàn bộ thế giới đều tham gia vào cuộc chơi này, thì có lẽ chúng tôi cũng phải tìm cách thích nghi với xu thế đó, kết hợp cả chống nước và đặc trưng về khả năng thay thế linh kiện trên một thiết bị (ở mức độ tối ưu nhất về cả giá thành và chất lượng) - hoặc ít nhất sẽ phải đưa ra một lựa chọn khó khăn chỉ đi theo một hướng nhất định," Ken Hong cho biết.
Tham khảo: Mashable
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"