Nhật Bản phát triển màn hình phản hồi xúc giác "chất" hơn nhiều 3D Touch của Apple
Khi người dùng thao tác trên màn hình này, họ sẽ nhận được cảm giác như đang đánh máy bằng một bàn phím vật lý chứ không chỉ đơn giản như là nhấn vào một phần mặt phẳng của màn hình cảm ứng thông thường.
Trong những năm gần đây, có một thực tế là màn hình cảm ứng đã đánh bại bàn phím vật lý trên các thiết bị di động. Chất lượng hiển thị ngày càng được cải tiến: độ tương phản, độ sáng và cả độ phân giải đã được đẩy lên gần mức giới hạn. Bên cạnh đó lại có những công ty muốn đi tìm cho mình một hướng phát triển riêng, sáng tạo ra một thứ gì đó thực sự đặc biệt, chẳng hạn như một màn hình cảm ứng với khả năng phản hồi xúc giác với tác động lên nó.
Kyosera là công ty Nhật Bản đang cố gắng tạo ra một màn hình hiển thị “không bình thường” như vậy dành cho các thiết bị thông minh. Họ đã nộp một bằng sáng chế mô tả công nghệ tạo ra phản hồi xúc giác bằng cơ chế rung. Khi người dùng thao tác trên màn hình này, họ sẽ nhận được cảm giác như đang đánh máy bằng một bàn phím vật lý chứ không chỉ đơn giản như là nhấn vào một phần mặt phẳng của màn hình cảm ứng thông thường.
Công nghệ rung tiên tiến này được gọi Haptivity. Nó sẽ phản ứng theo những cách khác nhau với thời gian và cường độ của lực tác dụng. Cảm giác bấm phím vật lý được tạo ra bằng cách kích thích các thụ thể thần kinh dưới da ở đầu ngón tay. Điều này có nghĩa: bản thân màn hình không hề thay đổi, còn các rung động sẽ “đánh lừa” hệ thống thần kinh của con người, cho phép chúng ta trải nghiệm những cảm giác xúc giác như đang sờ, ấn vào các phím có độ nảy thực sự.
Video X-quang hoạt động của Taptic Engine trên iPhone 6s. Bên trong vòng tròn đỏ là điểm tiếp xúc của ngón tay với màn hình, độ đậm nhạt tương ứng với lực nhấn mạnh nhẹ khác nhau.
Lưu ý rằng, một sáng chế tương tự đã được hiện thực hóa trong iPhone 6s là Taptic Engine, nhưng để tái tạo lại hiệu ứng gõ ngón tay trên các phím riêng biệt thì công nghệ của "quả táo" hiện nay chưa đủ khả năng.
Gần đây một ý tưởng mới đã được trình bày với hi vọng có thể đem lại cảm giác xúc giác một cách tự nhiên hơn so với việc tạo cảm giác bằng các rung động. Các nhà khoa học Đức gợi ý sử dụng gel để “tạo ra” các phím bấm vật lý trực tiếp trên màn hình cảm ứng khi cần thiết. Câu hỏi đặt ra ở đây là, liệu cái nào trong số những ý tưởng trên đây sẽ sớm được hiện thực hóa, và với công nghệ phát triển nhanh như hiện nay thì liệu trong tương lai, khi giao diện người dùng ngày càng trở nên thuận tiện hơn, thì chúng ta có còn cần tới màn hình cảm ứng nữa hay không.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?