VTV.vn - Nhật Bản đang thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nhân lực công nghệ thông tin, nhiều biện pháp nhằm cải thiện điều kiện đãi ngộ và môi trường làm việc đã được đưa ra.
Tuy nhiên, trong bối cảnh nhu cầu cạnh tranh nguồn lao động kỹ thuật cao giữa các nước ngày càng lớn, việc thu hút các kỹ sư trong lĩnh vực công nghệ thông tin vẫn được cho là bài toán khó đối với nền kinh tế số 3 thế giới.
Để thu hút thêm lao động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, tỉnh Fukuoka của Nhật Bản đã thử nghiệm chương trình visa kỹ sư, theo đó hỗ trợ thủ tục rút ngắn thời gian cấp visa lao động cho những kỹ sư công nghệ thông tin người nước ngoài đến địa phương này làm việc.
Chương trình của tỉnh Fukuoka là một trong nhiều biện pháp Nhật Bản thực hiện để dễ dàng hơn trong việc thu hút và đảm bảo nguồn nhân lực cho quá trình số hóa. Trước đó, Chính phủ Nhật Bản cũng đã quyết định trợ cấp cho các trường dạy nghề và chuyên nghiệp phát triển chương trình đào tạo kỹ năng kỹ thuật số cho sinh viên đang theo học.
Bên cạnh đó, nước này tuyển dụng và đào tạo công nghệ thông tin cho lao động trung niên từ các ngành khác, thí điểm từ đầu năm 2024 với khoản ngân sách tài trợ là 1,33 tỷ USD. Các công ty tư nhân tại Nhật Bản đã chủ động thực hiện các bước đi của riêng mình như tạo ra môi trường làm việc bằng tiếng Anh, ngôn ngữ phổ biến hơn tiếng Nhật Bản, đối với những kỹ sư công nghệ thông tin từ các nước.
Theo Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, đến năm 2030, Nhật Bản có thể thiếu tới 800.000 lao động trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Tuy nhiên, kinh tế Nhật Bản đang phát triển chậm, đồng Yen yếu và mức lương tăng không đáng kể, khiến nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới sẽ khó thu hút được nhiều nhân lực công nghệ thông tin.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"