Nhặt được ví đánh rơi mà chỉ có thẻ ngân hàng trong đó, anh chàng đã tìm cách trả lại người mất cực kỳ thông minh như thế nào?
Ít người được hưởng cái cảm giác hạnh phúc của tìm lại ví đã mất. Nhìn thấy nụ cười của khổ chủ cái ví, vẻ mặt thiện lành của anh chàng tốt bụng mà thấy vui!
Tỷ lệ để một người đoàn tụ với cái ví thân yêu có lẽ còn thấp hơn tỷ lệ trúng số. Đây ít nhiều là cảm nhận cá nhân của tôi, bởi thấy bạn bè trúng số, ăn give-away đã nhiều nhưng chưa một lần thấy ai mừng vui vì tìm lại được ví. Khả năng nhận lại ví dựa quá nhiều vào may mắn và cả lòng tốt của những người bất chợt gặp ví của bạn trên đường đời.
Vậy nên tôi viết bài này, kể với các bạn câu chuyện nhỏ dưới đây để lan tỏa những giá trị tốt đẹp. Thêm người thấu hiểu nỗi đau mất vì sẽ lại thêm một người sẵn sàng trả lại ví cho người đã mất, và họa chăng tỷ lệ đoàn tụ với ví sẽ cao hơn?
Đây là câu chuyện siêu ngắn về anh Tim Cameron, giám đốc sản phẩm của công ty cung ứng dịch vụ chuyển tiền online TransferWise. Anh Cameron mất ví trên đường đi làm về, ví chẳng có mấy giấy tờ để xác định danh tính khổ chủ, nên là cá nhân tốt bụng nhặt được ví của anh Cameron đã có một cách báo tin cực kỳ sáng tạo.
Tim Cameron.
Anh Simon Byford tốt bụng, người đã nhặt được ví của Cameron.
Dựa vào thông tin trên thẻ ngân hàng của Tim Cameron, anh chàng tốt bụng có tên Simon đã chuyển 4 khoản tiền nhỏ cho anh Cameron, mỗi khoản chỉ vỏn vẹn 0,01 bảng Anh (tương đương 295 VNĐ), với 4 nội dung như sau:
CHÀO TÔI NHẶT ĐƯỢC
VÍ CỦA ANH TRÊN ĐƯỜNG
077******
NHẮN TIN HOẶC GỌI ĐIỆN!
Nhờ thế, anh Tim Cameron đã tìm lại được ví! Một niềm vui không mấy người được trải nghiệm ngập tràn cơ thể anh Cameron.
Trong bài đăng Twitter tiếp theo, anh Cameron cập nhật tình hình, dù rằng chưa trả 1.200 VNĐ cho anh Simon nhưng:
Tôi vẫn chưa đền đáp lại cho anh Simon, thế nhưng cũng đã mua biếu anh ấy một chai vang đỏ rồi.
Nhiều năm về trước, các cụ nhà ta sáng tác ra câu “buồn như mất sổ gạo”, để chỉ một nỗi buồn man mác, một nỗi lo lắng thắt tâm can đi kèm với vẻ mặt thất thần. Giới trẻ chúng ta thời nay không hiểu nỗi đau ấy vì sổ gạo đã “tuyệt chủng” rồi, để rồi thay thế bằng những nỗi buồn mới khi mất những thứ mới, chìa khóa, điện thoại hay ví là những ví dụ như thế.
Nhưng phải khẳng định nỗi buồn mất ví vẫn lớn hơn cả: chìa khóa có thể đánh lại, điện thoại có thể mua mới (mà điện thoại lại ngày càng rẻ), dù có thể mua lại được ví nhưng khó thay thế được những thứ bên trong. Mất ví sẽ đi kèm với làm lại giấy tờ, với mất đi những kỷ vật vốn nằm gọn ghẽ trong ví, số tiền trong ví có lớn đến mấy cũng chẳng tiếc bằng mất đi những thứ quý giá vừa nêu.
Niềm vui tìm lại được ví hiếm có lắm chứ, chắc cũng khó tương đương tìm được chân ái cuộc đời. Tự dưng thấy vui lây.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Để sống đến năm 200 tuổi, tỷ phú Bryan Johnson lại thử nghiệm phương pháp trường sinh mới
Johnson gọi mục tiêu sống đến năm 200 tuổi của mình là “cuộc cách mạng quan trọng nhất trong lịch sử của Homo sapiens”.
Tại sao Nhật Bản cần lưu trữ 50.000 tấn nước siêu sạch ở độ sâu 1.000 mét? Nó có thể được sử dụng để làm gì?