Nhiều iPhone bị “kích pin” đang bày bán tràn lan trên thị trường, người dùng cần hết sức tỉnh táo
Với những thủ thuật tinh vi, nhiều đối tượng đã làm giả thông số pin trên các thiết bị iPhone cũ rồi bán ra với giá cắt cổ.
Tuy không phải là một hình thức quá mới, nhưng những chiếc iPhone kích pin đã trở thành nỗi ác mộng không chỉ với những người đã không may mua phải mà nó còn đe dọa đến cả các cửa hàng kinh doanh iPhone đã qua sử dụng.
Người dùng cần hết sức thận trọng đối với những mẫu iPhone cũ nhưng tình trạng pin lại gần như hoàn hảo (Ảnh minh hoạ)
Cụ thể, iPhone kích pin là những thiết bị cũ với viên pin đã bị chai qua quá trình sử dụng của chủ nhân trước đó. Tuy nhiên, bằng một vài thủ thuật, nhiều đối tượng lái buôn đã hô biến thông số này trở về trạng thái "gần như mới", tức là rơi vào khoảng 90-100%, nhằm đánh lừa người dùng.
Quay một chút về quá khứ vào năm 2018, khi iOS 11.3 ra mắt, Apple cung cấp cho người dùng tính năng kiểm tra "tình trạng pin" để biết biết thành phần linh kiện này đã bị chai nhiều hay chưa. Nếu tình trạng pin chỉ còn dưới 80%, iPhone sẽ tự động giảm hiệu năng của thiết bị nhằm tối ưu hóa thời lượng sử dụng, đồng thời yêu cầu người dùng thay pin mới. Người mua iPhone cũ tại Việt Nam cũng thường dựa vào thông số này để đánh giá tình trạng máy và định giá sản phẩm.
Năm 2018, Apple đã bổ sung tính năng theo dõi tình trạng pin iPhone thông qua bản cập nhật iOS 11.3
Biết được tâm lý người dùng, các đối tượng lái buôn sẽ tiến hành làm giả thông số này theo nhiều hình thức, đó có thể là thay pin "lô" để trả lại tình trạng pin như mới hoặc tinh vi hơn là "kích pin". Qua tham khảo từ nhiều cá nhân kinh doanh iPhone cũ, chúng mình biết được đây là một quy trình tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Để tiến hành "kích pin", chúng ta cần một thiết bị chuyên dụng có khả năng ghi đè thông tin trực tiếp lên linh kiện. Quá trình này yêu cầu phải tháo máy, tháo pin để tiến hành kết nối.Trong quá trình thao tác, viên pin rất có thể bị biến dạng, hỏng socket, gây nên nhiều hệ lụy về sau.
Thao tác kích pin được thực hiện vô cùng tinh vi (Ảnh minh hoạ)
Nhờ việc can thiệp trực tiếp vào linh kiện như vậy, người dùng sẽ không có bất kỳ phương pháp hữu hiệu nào để kiểm tra xem viên pin của thiết bị đã bị can thiệp hay chưa. Kể cả đặt lại thiết bị lẫn cắm vào các phần mềm kiểm tra linh kiện. Tinh vi hơn, nhiều đối tượng chỉ "kích" cho tình trạng pin lên khoảng 90% để tránh gây nghi ngờ. Tuy nhiên, nhiều trường hợp máy sẽ bị "trả lại" tình trạng pin cũ sau từ 5-10 ngày sử dụng.
Hệ quả của hành động này đó là dù thông số hiển thị rất "hoàn hảo" nhưng thời lượng sử dụng thực tế của người dùng lại rất kém, đôi khi máy còn bị nóng lên bất thường, thậm chí là giật lag vì linh kiện đã bị can thiệp.
Người dùng cần hết sức lưu ý khi lựa chọn địa chỉ mua hàng
Theo anh Bách, một người kinh doanh iPhone lâu năm tại TP.HCM chia sẻ, chiêu "kích pin" này vốn có từ lâu, nhưng chỉ xuất hiện trên những mẫu iPhone đời cũ được người dùng ưa thích như iPhone X, iPhone XS Max. Thời gian gần đây, những dòng iPhone mới, như iPhone 11, 11 Pro và 11 Pro Max cũng đã bắt đầu xuất hiện hàng "kích pin".
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín