Ngay sau khi xuất hiện thông tin về chip Trung Quốc thực hiện nhiệm vụ gián điệp trong máy chủ của nhiều công ty công nghệ Mỹ, cổ phiếu của nhiều nhà cung cấp linh kiện đã mất giá.
Mới đây, Bloomberg đã đăng tải bài viết với nội dung phát hiện một con chip có thể tạo ra các lỗ hổng bảo mật trên mọi thiết bị. Và con chip này đang xuất hiện trên các thiết bị được trung tâm dữ liệu của Apple , Amazon sử dụng.
Ngay sau khi bài viết được đăng tải, cổ phiếu của nhiều nhà cung cấp linh kiện tại châu Á đã sụt giảm. Ảnh hưởng trực tiếp là cổ phiếu của hãng sản xuất mạch Supermicro. Đây là cái tên được nhắc tới trực tiếp trong bài viết của Bloomberg.
Ngoài ra nhiều hãng khác cũng bị “vạ lây” như hãng máy tính Lenovo, TDK hay LG Display.
Theo bài viết của Bloomberg, con chip của Trung Quốc đã bị phát hiện trên một bảng mạch thiết bị và bảng mạch này do Supermicro sản xuất từ năm 2015. Khi đó Apple đã phát hiện ra sự xuất hiện của con chip này nên đã ngừng hợp tác với Supermicro.
Trong khi đó quá trình điều tra về tác dụng của con chip vẫn được thực hiện và sau đó kết quả cho thấy con chip này tạo ra một cửa hậu trên thiết bị, cho phép tin tặc có thể xâm nhập.
Đáng chú ý là nhà sản xuất ra bo mạch chứa con chip này lại được coi như một “Microsoft trong ngành phần cứng”. Amazon, Apple, nhiều công ty khác sử dụng các thiết bị của hãng này. Do vậy đây trở thành một mối lo ở quy mô toàn cầu.
Sau khi bài báo được xuất bản, cả Apple, Amazon, Supermicro đều tuyên bố nội dung bài viết là không chính xác và họ không hề dính dáng tới con chip nào nguy hiểm như vậy.
Tuy nhiên thị trường chứng khoán đã có phản ứng. Theo chuyên gia Leo Sun từ Motley Fool, việc cổ phiếu của các nhà cung cấp châu Á giảm giá là một phản ứng của thị trường với những tin “giật gân”. Và phản ứng này sẽ không kéo dài.
Vấn đề của Supermicro chỉ gây ảnh hưởng tới các máy chủ, không phải là iPhone của khách hàng. Ngoài ra Apple cũng đã ngừng hợp tác với hãng này nên cổ phiếu của các nhà cung cấp khác sẽ không bị ảnh hưởng.
Ảnh hưởng lớn nhất có thể dự đoán đó là vụ việc sẽ trở thành yếu tố để chính phủ Mỹ gây sức ép tới Apple đưa việc sản xuất của họ về Mỹ. Nhưng Apple có chấp nhận không cũng sẽ là việc rất khó vì chi phí sản xuất tại Mỹ quá cao.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"