1. Android 3.0 ở đâu?
Mặc dù được hứa hẹn rất nhiều từ các nhà cung cấp máy tính bảng chạy Android tại CES, thì chỉ có một số rất ít chạy phiên bản Android 3.0. Kết quả là hầu hết các nhà sản xuất đều phải trải phần demo chung với các phiên bản cũ của Android, khiến nhiều phần kiểm tra đã thực hiện của sản phẩm trở nên vô nghĩa.
2. Ngập tràn máy tính bảng
Rất nhiều máy tính bảng được đưa ra với cố gắng vượt lên chính mình để cạnh tranh với iPad của Apple. Cả những công ty nổi tiếng lẫn ít được biết đến đều tham gia cuộc chạy đua này. Tuy nhiên, có rất nhiều thiết bị không có ý nghĩa kinh doanh cũng được đem đến, ngay cả khi cho người dùng lựa chọn tablet với chi phí thấp đi chăng nữa thì đây cũng là một điều thất vọng lớn.
3. Dell's Inspiron Duo
Máy này cũng giành được chút cảm tình với thiết kế độc đáo, bàn phím có thể giấu và đem ra sử dụng khi cần. Nhưng nếu phải lựa chọn, có lẽ một máy tính bảng chạy trên Windows từ trước khi iPad ra đời có lẽ sẽ là lựa chọn tốt hơn cho chiếc máy Inspiron Duo nặng 1,6kg này.
4. LG Black Optimus
Trên giấy tờ, có thể bạn sẽ kết ngay sản phẩm này. Nhưng khi cầm đến tay, sự thực lại gây ra nỗi thất vọng lớn. Được quảng cáo với độ dày siêu mỏng (9,2 mm), nhưng khi cầm trên tay, thiết bị này tạo cảm giác rất mong manh và dễ vỡ. Điện thoại này cũng tự hào với màn hình NOVA cho các màu trắng sáng và đen đậm hơn, nhưng nhìn chung các hình ảnh và video trông hơi mờ và sạn.
5. Mạng 4G của T - Mobile
T - Mobile đã thực hiện một nước đi rất mạnh trên mạng không dây 3G HSPA tại CES, cho rằng nó có thể tăng tốc độ download lên tới 21MB giây, hứa hẹn rằng dịch vụ sẽ tăng gấp đôi trong năm tiếp theo. Trong các thử nghiệm ở San Francisco, tại một số vùng của thành phố, kết quả chỉ đạt được tốc độ 6MB/giây, nhưng tốc độ 1 Mbps như của 3G hoặc ít hơn trong các khu vực khác lại xuất hiện khá nhiều. Nói cách khác, dịch vụ dữ liệu được cho là 4G của T - Mobile có vẻ rất mơ hồ và không nhanh như những gì hãng đang quảng cáo.
6. Điện thoại Android 2.3 đâu?
Vâng, tất nhiên là hệ điều hành Android 2.3 đã ra mắt. Nhưng với tất cả máy điện thoại với camera phía trước được bày bán, thì việc có tích hợp Android 2.3 với giao diện hỗ trợ camera đôi để làm gì ?
7. Quá ít và quá nhiều – Cinemin Slice
Kết hợp máy chiếu pico và dock cho iPad, iPhone, hay iPod Touch này dự kiến sẽ xuất ra các hình ảnh tầm ngắn hợp lý rõ ràng. Nhưng người dùng có cảm giác sản phẩm khá nhẹ và dễ hỏng, âm thanh không được tốt. Và cái giá 430 USD cao ngất ngưởng cho một thiết bị như vậy cũng khiến sản phẩm bị liệt kê vào danh sách thất bại của CES 2011.
8. Microphone "I Am T - Pain" – Ác mộng của các bậc phụ huynh
Phụ huynh nào lại muốn nghe con cái của họ hát bài “I’m in love with a stripper” ("Tôi đang yêu một vũ nữ") của T - Pain? Thực tế, với mức giá 40$, việc chiếc mic đồ chơi có khả năng tự điều chỉnh để giọng nói của người hát nghe giống ca sĩ da màu này chỉ thêm độ phiền toái hơn cho sản phẩm.
9. "Trò chơi" chờ đợi tại CES
Điều duy nhất phổ biến hơn máy tính bảng Android tại CES năm nay là việc xếp hàng. Người ta xếp hàng để đến hội chợ, xếp hàng để ra về, xếp hàng để đi ăn, hoặc sử dụng nhà vệ sinh, haythậm chí là xếp hàng để có thể kết nối Internet mà viết blog về việc... xếp hàng.
10. Cyborg tại CES
Trong năm 2011 tới đây, nhân loại sẽ mặc những tấm áo giáp kim loại sáng bóng để bán vỏ máy tùy chỉnh cho các thiết bị game console.
11. CES = Celebrity Electronic Show?
CES năm nay có thể coi là hội chợ nhiều sao nhất từng được ghi nhận. Từ cặp kính Poladroid của Lady Gaga đến dòng tai nghe mới của 50 Cent, hay những trường hợp hâm mộ Justin Bieber. Có đôi lúc, người ta cảm thấy CES năm nay giống như lễ trao giải Quả cầu vàng vậy.
12. CES robo
CES lẽ ra phải đem đến cho các công ty một cơ hội vàng để ra mắt những sáng chế thú vị nhất trong ngành chế tạo rô bốt. Tuy nhiên, điều hay ho nhất có thể tìm thấy trong năm nay lại là một vài robot lau cửa sổ và chú khủng long máy Pleo "thanh lịch".
13. Một người với 3 chiếc laptop trong phòng báo chí
Thực tế cũng không có gì đáng quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ của anh chàng bí ẩn này. Nhưng anh ta đã chiếm trọn một chiếc bàn trong không gian đông nghịt, và lại là chiếc bàn gần quầy nước nhất. Anh ta đã mang theo cả 3 chiếc laptop này bằng cách nào (và tại sao lại cần đến 3 cái)? Liệu đây có phải là một nhà báo giỏi với khả năng viết ba câu chuyện cùng 1 lúc hay không?
14. CES tại Vegas – hoang mạc điện và băng thông?
Đến với hội chợ hàng điện tử tiêu dùng, tức là đến với công nghệ. Nhưng tại sao lại có hàng đoàn các nhà báo cắm trại ngoài hành lang, với hi vọng mong manh tìm được vài lối có thể qua, hoặc thậm chí là thực hiện những nghi lễ ngoại giáo chỉ để cầu mong một kết nối Internet ổn định.
15. Bao cao su?
Rõ ràng hãng bao cao su Trojan đã không nhận được các bản ghi nhớ rằng CES không phải là lễ hội đong đưa của các tình yêu tự do, cũng không phải là triển lãm giải trí người lớn mà tình cờ diễn ra cũng thời gian với CES. Vậy mà các nhà sản xuất bao cao su đã thu hút được một đám đông tại khu kinh nghiệm số, với một sự kiện báo chí trước hội chợ, như thể người ta chưa bao giờ được tiếp xúc với các biện pháp tránh thai vậy.
16. Lưỡi dao cạo cùn – Razer Switchblade
Khái niệm về bàn phím đèn LED được lập trình để phù hợp với trò chơi yêu thích của bạn thật hấp dẫn. Nhưng đem ghép nó với màn hình 8 inch khiến cho sản phẩm này trở nên vô nghĩa. Nhà thiết kế đảm bảo Razer Switchblade sẽ có giá chỉ ngang với một máy netboook đời mới. Vậy thì chả có lý do gì để đầu tư vào Switchblade trong khi bạn có thể mua một netbook cùng giá nhưng có màn hình rộng hơn và chức năng phong phú hơn.
17. Yahoo Connected TV tương tác và cảm giác khó chịu
Yahoo đã cho phép hoạt động tương tác cho các chương trình TV của họ, một điều khá phổ biến trên bộ kết nối Internet hiện nay. Tuy nhiên, cũng giống như người ta không thích các dòng quảng cáo hay thông tin chạy bên dưới khi đang xem một chương trình, người ta cũng sẽ không thích có một ứng dụng Yahoo nhắc nhở họ có quyền truy cập trang IMDb hay mời trả lời một câu hỏi nhỏ. Tất nhiên, sẽ có vài người thích kiểu này, nhưng hi vọng là chúng ta sẽ có quyền kiểm soát hoàn toàn trong việc tắt chức năng trên.
18. 'Connected' TV không có Wi-Fi tích hợp sẵn
Bây giờ là năm 2011. Nếu như bạn muốn bán một TV không có kết nối Wi-Fi, thì đừng ngạc nhiên nếu người ta không sử dụng chức năng truyền hình thông minh của bạn. Đơn giản là họ không muốn bỏ ra thêm 100 USD cho bộ điều hợp Wi-Fi USB mà lẽ ra chỉ phải tốn 1/10 số tiền. Nhưng đáng ngạc nhiên là tại CES năm nay cũng có vài TV HDTV “kết nối” lại không tích hợp sẵn Wi-Fi.
19. Xi3 Modular Computer
Khái niệm về máy tính mô đun của Xi3 khá hấp dẫn: Trang bị thêm phần cứng hiện tại để phù hợp với hộp module nhỏ có thể mở rộng khi kết hợp thành đôi. Bạn cần tốc độ xử lý cao hơn? Mua một khối lập phương Xi3 và gắn chúng lại. Nhưng vấn đề là, với 850 USD, bạn sẽ có bộ vi xử lý AMD đang dần lỗi thời. Một năm trước, có thể đây là ý tưởng tốt. Nhưng muốn ai đó đầu tư vào khối lập phương này sẽ cần rất nhiều áp lực và cố gắng, khi mà CPU Sandy Bridge của Intel và Fusion APU của AMD đang xuất hiện trong các máy tính tiêu chuẩn.
20. Thiết bị âm thanh House of Marley
Mặc dù loa và tai nghe có thiết kế bắt mắt, vẫn có điều gì đó đáng lo ngại về việc sử dụng tên của loại nhạc biểu tượng cũ cho sản phẩm điện tử. Tuy vậy, có một thiết bị công nghệ cao biểu tượng lấy cảm hứng từ âm nhạc mà người ta hi vọng được thấy: Bộ trống House of Marley.
21. Xin ngừng những phần mềm sở hữu công nghệ mạng
Một điều đáng phàn nàn là các nhà cung cấp mạng bám cọc trên công nghệ độc quyền để phân biệt sản phẩm của họ. Nó sẽ buộc bạn phải gắn bó mãi với một nhà cung cấp để có thể nhận được các lợi ích tốt nhất, giống như chuyện xảy ra với 802.11g trong những ngày của Turbo - G, Super - G, hay các sản phẩm tương tự.
Bây giờ, chuyện đó lại lặp lại với thiết bị đường dây HomePlug AV. Một vài hãng đã công bố sản phẩm cho phép tăng tốc mạng lưới đường dây HomePlug đến 500MB giây (thông số bình thường chỉ có 200MB/giây) - nhưng chỉ khi tất cả các thiết bị trong mạng cùng sử dụng 1 công nghệ.