Nhìn lại Intel và ARM, để thấy rằng “vị thuyền trưởng” của SoftBank đáng khâm phục như thế nào
Tập đoàn SoftBank của Nhật Bản muốn thâu tóm hãng thiết kế chip ARM với mức giá 32 tỷ USD. Sau khi hoàn tất, đây sẽ là thương vụ lớn nhất trong lịch sử SoftBank.
Cách đây 1 tháng, tập đoàn SoftBank của Nhật Bản đã công bố tham vọng thâu tóm hãng thiết kế chip ARM với giá trị khổng lồ 32 tỷ USD. Nhiều chuyên gia cho rằng CEO Masayoshi Son của SoftBank lại tiếp tục “máu cờ bạc” của mình và lần này là một canh bạc lớn hơn rất nhiều thương vụ Sprint trị giá 20 tỷ USD.
Vị thuyền trưởng của SoftBank vẫn luôn khiến cả thế giới ngã ngửa trước những quyết định của mình. Và lần này cũng không phải là ngoại lệ, khi ông muốn thâu tóm hãng thiết kế chip di động hàng đầu thế giới ARM.
CEO Masayoshi Son của SoftBank.
Rất nhiều người đặt hoài nghi về sự thành công của SoftBank sau khi thâu tóm được ARM. Thậm chí có người còn cho rằng đây sẽ là một thương vụ Sprint thứ 2, tiếp tục khiến SoftBank thất bại.
Thế nhưng nếu nhìn lại sự việc vừa qua giữa Intel và ARM, chắc chắn những nhận định trên sẽ phải thay đổi. Và chúng ta một lần nữa phải khâm phục trước tầm nhìn xa của vị thuyền trưởng Masayoshi Son.
Ngay cả gã khổng lồ sản xuất chất bán dẫn, thống trị thị trường chip xử lý máy tính như Intel cũng phải “quỳ gối” trước ARM. Nó khiến cho vị thế của ARM trên thị trường chip xử lý di động được nâng lên một tầm cao mới.
Intel chấp nhận thất bại trước ARM.
Giờ đây chỉ còn cuộc chiến giữa Intel và Qualcomm, trong khi ARM vẫn tiếp tục cấp phép công nghệ và thu về lợi nhuận khổng lồ. Thậm chí lợi nhuận của ARM còn cao hơn so với trước đây, vì có thể thu hút thêm nhiều khách hàng mới.
Intel tuyên bố sẽ sử dụng kiến trúc chip xử lý của ARM và dây chuyền sản xuất của mình, để sản xuất chip xử lý cho các bên thứ 4. Điều đó có nghĩa là các hãng smartphone như LG, HTC hay Sony có thể tự sản xuất chip xử lý của riêng mình nhờ vào Intel, thay vì tiếp tục gắn bó với Qualcomm.
ARM nghiễm nhiên sẽ có thêm khách hàng mới, chính là những hãng smartphone từng sử dụng chip xử lý của Qualcomm. Sau sự việc này, giá trị của ARM đã tăng lên đáng kể.
SoftBank sẽ có thương vụ lời nhất trong lịch sử, nếu thâu tóm được ARM.
Và không cần phải nói, chúng ta cũng biết được nếu SoftBank có thể thâu tóm được ARM, đó sẽ là thương vụ có lời nhất trong lịch sử.
Thị trường smartphone đang chững lại, nhưng thị trường chip xử lý di động vẫn phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó, kiến trúc ARM không chỉ áp dụng cho chip di động trên smartphone, mà nó còn hỗ trợ các nền tảng Internet of Things, drone.
Thế mới thấy rằng CEO Masayoshi Son của SoftBank có tầm nhìn chiến lược đáng khâm phục.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android