Nhìn lại (Sony) Ericsson T68: chiếc điện thoại mang nhiều bước tiên phong, với camera gắn ngoài độc đáo và cũng đánh dấu sự rút lui khỏi thị trường di động của Ericsson
Một chiếc điện thoại mang nhiều ý nghĩa với Ericsson và Sony.
T86 ra mắt năm 2001 đã đánh dấu một số bước tiên phong của Ericsson, bằng việc là đầu tiên có màn hình màu, đầu tiên có ăng-ten bên trong. T86 không phải là điện thoại đầu tiên hỗ trợ máy ảnh, nhưng đây là thiết bị đầu tiên của Ericsson hoạt động đủ tốt để mọi người nhớ đến.
Camera của máy không được tích hợp bên trên, mà là một phụ kiện gắn ngoài, với tên MCA-25 CommuniCam. Camera rời này có độ phân giải VGA (640x480 pixel) và có bộ nhớ trong đủ để chứa 14 tấm ảnh độ phân giải cao nhất, hoặc 200 ảnh độ phân giải nhỏ chỉ 80 x 60 pixel, chỉ đủ để làm ảnh đại diện trong danh bạ, ngoài ra, chuyển ảnh nhỏ xíu đó từ bộ nhớ của camera vào điện thoại cũng tốn đến nửa phút.
Module này được nâng cầp từ MCA-10 sử dụng trên các điện thoại Ericsson cũ hơn, với độ phân giải chỉ 352x288 pixel và dành cho các điện thoại có màn hình trắng đen. Dù sao thì trên module cũng có ống ngắm quang học nên màn hình trắng đen cũng không phải là vấn đề quan trọng khi chụp ảnh.
Chiếc điện thoại tích hợp camera đầu tiên là Nokia 7650 ra mắt năm 2002 và nó có kích thước khá lớn, không như T68.
Tuy nhỏ, nhưng T68 được tích hợp khá nhiều công nghệ, như mạng 2G, WAP, cùng với bluetooth và hồng ngoại để gửi file. Sau đó máy nhận thêm bản cập nhật để hỗ trợ MMS, email,... đây là một trong những điện thoại có nhiều công nghệ phục vụ giao tiếp nhất trong giai đoạn 2001/2002.
Ericsson có lý do riêng để thúc đẩy MMS - vào năm 2001, hãng tiết lộ phần cứng mạng (và phần mềm cho thanh toán theo thời gian thực), mà các nhà mạng có thể sử dụng để khởi chạy dịch vụ MMS của riêng họ.
Đến ngày hôm nay, mảng kinh doanh viễn thông của Ericsson vẫn còn ổn định. Trên thực tế, đây là một trong số ít các công ty đang xây dựng mạng 5G.
Quay lại với T68. Màn hình của máy rất nhỏ nhưng nó có thể hiển thị 256 màu, điều mà rất ít điện thoại có thể làm được trước đó. Độ phân giải 101 x 80px không phải là tốt nhất để xem ảnh được chụp bằng điện thoại, nhưng bạn luôn có thể gửi email để khoe ảnh chụp của mình cho những người khác xem trên máy tính của họ và ghen tị. Thêm vào đó, khi Ericsson đang đẩy mạnh MMS, một màn hình màu là thứ bắt buộc phải có.
Đối với email, bạn cũng có thể sử dụng một phụ kiện khác, Chatboard CHA-10. Đây là một bàn phím QWERTY đầy đủ, cắm vào cùng một cổng với máy ảnh. Nếu không, bạn phải gõ tin nhắn bằng bàn phím T9 và như vậy quả là “cực hình".
Bạn có thể gửi ảnh độ phân giải cao nhất 640 x 480px qua email, nhưng với MMS thì chỉ giới hạn ở 160 x 120px. Trong hướng dẫn sử dụng thì Ericsson gọi các độ phân giải này là “Extra Large" và “Medium" (“Large" là 320 x 240px). Mức Extra Large sử dụng toàn bộ độ phân giải của camera 0.3MP rời, chỉ chưa đến 20 năm sau, chúng ta đã có camera 108MP tích hợp ngay trên điện thoại.
Có rất nhiều thứ đã thay đổi. Chính bản thân của Ericsson cũng vậy, từ việc liên minh với Sony để sản xuất điện thoại, cho đến chia rẽ và giờ mảng điện thoại thuộc về Sony.
Một thông tin thú vị khác phải kể đến việc Sony Ericsson T68i là điện thoại di động có thật đầu tiên xuất hiện trong phim. Chiếc máy có mặt trong Die Another Day, nó được sử dụng bởi nhân vật Jinx (Hale Berry).
Sony Ericsson T68i trong Die Another Day
Ericsson T68 là một sản phẩm nổi bật trong thời đại của nó, với công nghệ đủ tiên tiến để cung cấp cho bạn kết nối Internet khi đang di chuyển, nhưng không đủ tiên tiến để cho phép bạn làm nhiều việc với nó. Bạn có thể chụp ảnh, nhưng phải nhiều năm sau điện thoại mới thay thế được máy ảnh point and shoot. Tuy nhiên, T68 và những điện thoại giống như vậy làm cho chúng ta cảm thấy như mình đang sống với các công nghệ trong tương lai.
T68 về cơ bản là điện thoại cuối cùng được phát hành dưới thương hiệu Ericsson. Trên thực tế, một vài tháng sau, nó đã được phát hành lại dưới thương hiệu Sony Ericsson T68i chỉ với những thay đổi nhỏ về thiết kế và bản cập nhật phần mềm mới (cũng được cập nhật cho các model cũ).
Tham khảo: GSMArena
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4