Nhìn thấy gì từ thương vụ 5,9 tỷ USD của Activision và cha đẻ Candy Crush?

    Yến Thanh,  

    Bạn sẽ làm gì nếu thực sự sở hữu một mỏ vàng như Candy Crush?

    Đây là tâm điểm của câu chuyện trong ngày hôm nay. Bạn sẽ làm gì nếu thực sự sở hữu một mỏ vàng?

    A.Tôi sẽ giữ nó cho riêng mình. Tội gì mà không hưởng thụ, đào được bao nhiêu ăn bấy nhiêu.

    B.Tôi sẽ bán nó cho các nhà đầu tư, và hứa hẹn sẽ đào ra thật nhiều vàng cho họ.

    Tất nhiên, mỗi người sẽ có câu trả lời cho riêng mình. Còn với King Digital Entertainment, cha đẻ của tựa game Candy Crush, họ đã chọn phương án thứ hai. Và đó là lúc, Activision Blizzard, được biết đến với series game đình đám Call of Duty vừa công bố kế hoạch mua lại King Digital Entertainment với giá 5,9 tỷ USD.

    Rất nhiều người đã cho rằng, đây là con số quá cao cho King Digital Entertainment, cũng như tựa game di động Candy Crush đã hết thời. Luận điểm được rất nhiều người đưa ra chính là tình hình làm ăn bết bát gần đây của King Digital Entertainment.

    Cụ thể, khi King Digital Entertainment đã lên sàn vào tháng 3/2014, mức giá cho 1 cổ phiếu của công ty là khoảng 22,5 USD. Tuy nhiên, ngay sau đó, giá cổ phiếu của công ty này đã giảm chỉ còn 18,08 USD và tiếp tục chạm đáy là 15,54 USD.

    Và tính cho tới thời điểm Activision Blizzard công bố thương vụ thâu tóm King Digital Entertainment, giá của mỗi cổ phiếu do King Digital Entertainment phát hành đã quay trở lại mốc 18 USD, do Activision Blizzard đề nghị mua lại công ty này với mức cao hơn giá trị thị trường.

    Vậy sức hút nào khiến Activision Blizzard chấp nhận chịu chi trong thương vụ này tới vậy?

     Tình hình tài chính của King Digital Entertainment thời hậu Candy Crush rất ảm đạm

    Tình hình tài chính của King Digital Entertainment thời hậu Candy Crush rất ảm đạm

    - Trong chợ ứng dụng App Store trên iOS và CH Play của Google, người ta thường nhắc tới một định nghĩa gọi là "các trò chơi megahit". Trong trường hợp này, megahit nhằm để ám chỉ các ứng dụng / trò chơi quá đỗi thành công, có tầm ảnh hưởng lớn, liên tục tạo ra nguồn thu cho nhà phát triển, mà không sợ cạn kiệt.

    Do đó, việc sở hữu một ứng dụng megahit luôn là ước mơ của các lập trình viên / các nhà phát triển, khi mà các ứng dụng / trò chơi của họ luôn nằm trong top đầu. Nói cách khác, đây là những ứng dụng ngồi không cũng đẻ ra tiền. Và Candy Crush là một ứng dụng như vậy.


    - Trên thực tế, số lượng ứng dụng / trò chơi dạng megahit hiện có trên thị trường là rất ít. Ngoài ra, doanh thu từ các ứng dụng dạng này sẽ giảm dần theo năm tháng: bùng nổ ở một khoảng thời gian nhất định, liên tục đem tiền về cho nhà phát triển, nhưng nguồn thu này sẽ dần ít đi trông thấy.

    Minh chứng là trong 3 tháng cuối năm 2014, Candy Crush mang về cho King Digital Entertainment số tiền là 493 triệu USD. Thế nhưng, cho tới Q2/2015 này, doanh thu từ Candy Crush chỉ còn là 206 triệu USD, giảm còn một nửa so với 9 tháng trước đó. Nhưng nhìn chung, đây vẫn là 1 con số đáng kinh ngạc.


     King Digital Entertainment hiện vẫn là một đế chế hùng mạnh trong làng game di động

    King Digital Entertainment hiện vẫn là một đế chế hùng mạnh trong làng game di động

    - Rất nhiều ứng dụng dù đã rất thành công, nhưng vẫn chưa đủ tầm để được xếp vào dạng megahit. Duy có Candy Crush và Angry Birds của Rovio là có được những vinh dự này. Tuy nhiên, việc tạo ra các ứng dụng megahit cũng có những mặt hại nhất định.

    Lịch sử đã chứng minh, sau mỗi cú megahit như vậy, các nhà phát triển sẽ khó lòng tạo ra được cú megahit thứ hai. Tất nhiên, không thể phủ nhận, một cú megahit là quá đủ cho các nhà phát triển. Từ nguồn thu từ các ứng dụng / trò chơi megahit này, họ sẽ thêm kinh phí để tạo ra các ứng dụng sau đó.


    - Điều này đồng nghĩa, King Digital Entertainment sẽ khó lòng tạo ra được Candy Crush thứ 2. Cụ thể, vào thời điểm Candy Crush trở nên nở rộ, công ty này có doanh thu lên tới 648 triệu USD trong Q3/2014, nhưng trong quý vừa qua, con số này chỉ là 530 USD.

    Đáng kinh ngạc hơn, dù King Digital Entertainment có tới hơn 340 triệu người dùng trên toàn thế giới, nhưng số người chơi thực sự trả tiền cho các tựa game của hãng chỉ là 7,6 triệu người, tương đương khoảng 2,2% khách hàng. Tuy nhiên, chỉ con số ít ỏi này cũng giúp King Digital Entertainment thu về 119 triệu USD lợi nhuận trong quý vừa qua.


     Việc xuất hiện một Candy Crush thứ 2 là không thể xảy ra

    Việc xuất hiện một Candy Crush thứ 2 là không thể xảy ra

    - Ngoài ra, King Digital Entertainment ở thời điểm hiện tại cũng đã hạn chế được tối đa sự lệ thuộc vào tựa game Candy Crush. Nếu như cách đây khoảng 1 năm, phần lớn doanh thu của công ty đều đến từ trò chơi thuộc đẳng cấp megahit này, thì trong quý vừa qua, doanh thu của Candy Crush chỉ chiếm khoảng 32% tổng doanh thu của King Digital Entertainment.

    Trong khi đó, 68% doanh thu còn lại đến từ các tựa game / ứng dụng mà King Digital Entertainment đang đầu tư và phát triển. Điều này cho thấy, tiềm năng của công ty vẫn rất lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực ứng dụng / game.

    Xét cho cùng, King Digital Entertainment vẫn là một mỏ vàng đáng giá. Tuy nhiên, đứng trên quan điểm của một nhà kinh doanh, khi số lượng người dùng thực sự trả tiền cho các ứng dụng / trò chơi của công ty đang giảm dần, 13 triệu khách hàng trả tiền xuống còn 7,6 triệu người dùng, King Digital Entertainment nên được bán!

     

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày