Nhờ phần mềm này, giấc mơ đưa cả thế giới game Windows lên MacOS sắp trở thành sự thật
(Tổ Quốc) - Mặc dù vậy, quá trình biên dịch lại các tựa game vẫn cần phải khắc phục một số lỗi phát sinh nếu muốn quá trình chơi game diễn ra trơn tru.
- Kính Vision Pro của Apple khiến người dùng cảm thấy khó chịu chỉ sau 30 phút đeo thử
- Sóng gió lớn nhất 19 năm, Mark Zuckerberg trải lòng trong cuộc họp với nhân viên Meta toàn thế giới: Tôi đã phải đưa ra những quyết định rất khó khăn!
- Apple ra mắt chip mạnh nhất trong lịch sử hãng
- Làng công nghệ bùng nổ cuộc chiến mới: Liệu Apple đang dùng ‘thuyết âm mưu’ giá hớt váng hay 'nắm tay' Meta chạy về vạch xuất phát?
Vào năm ngoái, Apple đã đạt được một tiến bộ nhỏ để giúp các trò chơi chạy được trên máy Mac với những tựa game như Resident Evil Village hay gần đây là No Man's Sky khi chúng được port sang hệ điều hành của Apple. Tuy điều này vẫn chưa thể biến các máy Mac thành những cỗ máy gaming thực thụ, nhưng nó mang lại nhiều hy vọng cho người dùng Mac vốn quá quen với các hạn chế về khả năng chơi game.
Để chơi được phần lớn các tựa game trên máy PC hiện nay, giải pháp hứa hẹn nhất sẽ là một lớp phần mềm giống như Steam Deck, có thể biên dịch API DirectX 12 của Microsoft thành điều gì đó tương thích với API Metal độc quyền của Apple. Mới đây theo một thông báo của hãng CodeWeavers, việc hỗ trợ sơ bộ cho loại phần mềm biên dịch đó sẽ có trên phần mềm CrossOver của họ trong mùa hè này.
CrossOver là gói phần mềm hứa hẹn sẽ giúp các hệ điều hành như MacOS và Linux chạy được các ứng dụng và trò chơi Windows mà không cần phải ảo hóa (hoặc giả lập) bộ cài đặt. Các nhà phát triển của họ thông báo rằng họ đã phát triển khả năng hỗ trợ DirectX 12 từ cuối năm 2021 và giờ đây họ đã có một ảnh chụp màn hình thử nghiệm cho thấy Diablo II Resurrected đang chạy trên máy tính dùng chip Apple M2. Dự kiến tính năng hỗ trợ DirectX 12 này sẽ được xuất xưởng trên CrossOver phiên bản 23 "vào cuối mùa hè này".
Bên cạnh những lời hứa hẹn về khả năng của phần mềm này, thông báo giới thiệu sản phẩm cũng cảnh báo: để chạy được trò chơi nào đó sẽ cần phải sửa nhiều lỗi riêng biệt cho mỗi dự án game được port lại. Việc hỗ trợ sẽ được bổ sung trên cơ sở từng trò chơi, ít nhất vào lúc đầu.
"Việc nghiên cứu của chúng tôi nhận ra rằng không có phép màu kỳ diệu nào có thể mở khóa được việc hỗ trợ DirectX 12 cho MacOS." Trưởng nhóm dự án CodeWeavers, Meredith Johnson cho biết trên blog. "Chỉ riêng việc để chạy được Diablo II Resurrected, chúng tôi phải sửa hàng loạt lỗi liên quan đến Molten VK và SPIRV-Cross. Chúng tôi dự đoán rằng đây sẽ điều xảy ra đối với các trò chơi DirectX 12: chúng tôi sẽ cần hỗ trợ bổ sung cho mỗi tựa game riêng biệt và mỗi trò chơi sẽ liên quan đến nhiều lỗi khác nhau."
Nói cách khác, hiện tại đừng mong đợi mức độ tương thích với các trò chơi Windows như trên phần mềm Steam Deck. Có rất nhiều lỗi trong gameplay ngay cả đối với Diablo II Resurrected, cho dù "việc nó thể chạy được đang là một chiến thắng lớn."
Các lớp biên dịch API đang ngày càng trở nên rõ ràng và quan trọng trong những năm gần đây khi các API cấp thấp với cùng mục tiêu và các tính năng cơ bản đã trở nên ngày càng phát triển và cạnh tranh nhau, trong khi các API cũ hơn đã qua thời điểm phù hợp để dành thời gian duy trì và cải thiện bộ triển khai.
Lớp tương thích Proton của Valve thực sự là một tập hợp khổng lồ các công nghệ khác nhau có thể biên dịch các lời gọi API DirectX 9, 10, 11 và 12 vào trong Vulkan. Hiện tại Intel đang sử dụng bản dịch từ DirectX 9 to 12 do Microsoft tạo ra để cải thiện hiệu năng của các trò chơi cũ khi chạy trên card đồ họa Arc của họ.
Lớp biên dịch MoltenVK Vulkan-to-Metal cũng được sử dụng trong nhiều dự án phần mềm hứa hẹn, như bộ giả lập Android của Google cho các nhà phát triển làm việc trên MacOS và bộ giả lập cho máy Wii và GameCube.
Tham khảo ArsTechnica
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android