Nhựa biến thành bột ăn được? Các nhà khoa học làm được!

    Ivan Lê,  

    Bạn nghĩ sao nếu một ngày, nhựa có thể ăn được? Câu trả lời là sẽ có trong bài viết này.

    Trong cuộc sống hiện đại, rác thải nhựa đang là vấn đề nóng trên toàn thế giới. Mỗi phút thế giới tiêu thụ 1 triệu chai nhựa, 5.000 tỷ túi nylon. Tại Việt Nam. mỗi ngày sẽ có gần 19.000 tấn rác thải nhựa và chủ yếu là đi ra đại dương, không còn cách nào khác. Chính vì vậy, bài toán làm sao để tận dụng lại chỗ rác thải nhựa đó đang làm các nhà khoa học đau đầu.

    Nhựa biến thành bột ăn được? Các nhà khoa học làm được! - Ảnh 1.

    Rác thải nhựa đang là vấn đề nóng trên toàn thế giới

    Trong thời điểm bệnh dịch Covid-19 đang có xu hướng phức tạp, con người đang đối mặt với nạn thất nghiệp, suy giảm lao động trên toàn cầu. Nguồn thu nhập bị hạn chế, thực phẩm không có đủ tiền mua thì chỉ có thể "cạp đất" sống qua ngày. Nhưng không, thời thế đã tạo ra anh hùng. Hai nhà khoa học người Mỹ Stephen Tecktmann và Ting Liu vừa giành được giải thưởng Future Insight năm 2021 vì đã tạo ra một quy trình cho phép tái chế nhựa thành... đồ ăn được.

    Nhựa biến thành bột ăn được? Các nhà khoa học làm được! - Ảnh 2.

    Mô hình hoạt động và cấu trúc hóa học của enzyme

    Họ đang đề xuất tạo ra các thùng chứa riêng biệt, trong đó mọi người có thể mang rác thải nhựa và sinh khối không ăn được. Những chất thải như vậy sẽ được chuyển đến các lò phản ứng công nghệ, tại đây, dưới quá trình gia nhiệt, các polyme bị phân hủy thành các monome (các thành phần riêng biệt).

    Sản phẩm phụ thu được giống như kết cấu của dầu, được đặt trong một ổ chứa vi khuẩn. Vi khuẩn này sẽ nuốt chất thải, tạo ra các tế bào vi khuẩn mới có 55% là protein. Những tế bào protein đó được đem đi sấy khô để tạo thành một loại bột có thể được lưu trữ để sử dụng làm thực phẩm.

    Nhựa biến thành bột ăn được? Các nhà khoa học làm được! - Ảnh 3.

    Hình ảnh qua kính hiển vi cho thấy I. sakaiensis (màu xanh) đang xâm thực nhựa PET (màu xám)

    Bản thân không có loài vi sinh vật có khả năng vĩ đại như thế. Nhiệm vụ của Tecktmann với tư cách là một nhà vi sinh học là tìm kiếm và phát triển vi khuẩn có thể ăn nhựa, và Liu đã biến đổi gen những vi khuẩn này để tạo ra một loại bột protein với lượng axit amin bổ dưỡng và axit béo không bão hòa tối đa, giúp sản phẩm cuối cùng hữu ích hơn.

    Nhựa biến thành bột ăn được? Các nhà khoa học làm được! - Ảnh 4.

    Các nhà nghiên cứu dự định dành một phần giải thưởng của họ (trị giá 1,2 triệu USD) để phát triển một quy trình sinh học hoàn toàn để chuyển nhựa thành thực phẩm. Cho đến nay, vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để đảm bảo tính an toàn của bột tạo thành, nhưng công nghệ này có tiềm năng cung cấp cả một nguồn thực phẩm mới và một phương pháp xử lý chất thải.

    Thực phẩm từ nhựa sẽ có mùi vị như thế nào? Hãy chờ tương lai trả lời.

    Theo: Internet

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ