Những bài học bổ ích các "ông lớn" nên học tập OnePlus
Mới được công bố vào ngày 23/4 vừa qua, OnePlus One, chiếc smartphone đầu tiên của OnePlus đã được đánh giá cao khi sở hữu cấu hình đáng mơ ước kèm theo giá bán không thể hấp dẫn hơn.
OnePlus là một cái tên mới xuất hiện trong làng di động, với trụ sở đặt tại Bắc Kinh và do cựu Phó chủ tịch Pete Lau của Oppo điều hành. Mới được công bố vào ngày 23/4 vừa qua, OnePlus One, chiếc smartphone đầu tiên của OnePlus đã được đánh giá cao khi sở hữu cấu hình đáng mơ ước kèm theo giá bán không thể hấp dẫn hơn. Qua đó, smartphone này đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm từ phía người dùng, trong khi một số khác lại tỏ ra hoài nghi bởi việc được gắn mác Trung Quốc. Có thể nói, việc ra mắt bom tấn OnePlus One là một thành công ngoài mong đợi của OnePlus khi tuổi đời của hãng này mới chỉ vẻn vẹn có 5 tháng. Vậy điều gì đã đem tới thành công cho chiếc điện thoại mới nổi này?
Tận dụng sức mạnh của truyền thông
Trong khi các hãng sản xuất có tên tuổi như Apple, Samsung, LG hay HTC phải bỏ ra hàng triệu USD cho các chiến dịch quảng cáo trước khi tung ra bất kỳ sản phẩm nào thì OnePlus đã biết tận dụng triệt để sức mạnh của truyền thông sẵn có như các blog, diễn đàn hay mạng xã hội, nơi tập trung hàng triệu người dùng trên thế giới. Cách tiếp cận của OnePlus được đánh giá là khá thông minh và độc đáo khi hãng này chỉ đưa ra những thông tin nhỏ giọt, nhằm đảm bảo bất ngờ cũng như tạo sự háo hức cho người dùng.
Ngoài ra, OnePlus cũng tận dụng tính chất hai chiều của các kênh truyền thông Internet như diễn đàn và blog để thu thập ý kiến từ người dùng qua đó tìm ra những gì mà giới đam mê công nghệ thực sự muốn cho smartphone của họ. Bằng cách đó, hãng điện thoại Trung Quốc mới nổi này đã chiếm được ít nhiều cảm tình từ người dùng và phần nào trực tiếp biến họ thành đại sứ cho sản phẩm của mình trong tương lai.
Lợi nhuận không phải số một
Để làm được điều đó, OnePlus đã tìm mọi cách để giảm chi phí cũng như giá thành sản phẩm. Công ty này đang lên kế hoạch cho việc chào bán OnePlus One thông qua các trang thương mại điện tử, nhằm cắt giảm chi phí cho các bên trung gian và các kênh phân phối thông thường. Ngoài ra, một phương thức khác để giảm thiểu chi phí cũng được áp dụng là sử dụng những chiến lược quản lí hàng tồn hiệu quả hơn. Tuy nhiên, đây có vẻ là một trở ngại lớn, bởi trong thực tế sẽ chẳng hãng công nghệ nào có thể dự đoán chính xác lượng thiết bị mà mình cần sản xuất.
Bên cạnh đó, OnePlus còn sử dụng phương pháp bán hàng qua hệ thống Invite (mời người thân cũng như bạn bè). Trên lí thuyết, có vẻ hệ thống này sẽ khiến việc tiếp cận người dùng trở nên khó khăn hơn cách bán hàng truyền thống. Tuy nhiên, mô hình mới mẻ trên cũng cho phép OnePlus không chỉ đánh giá chính xác nhu cầu người dùng, tránh nguy cơ hàng tồn kho không bán được, mà còn có thể tạo ra cảm giác khan hiếm "ảo" khiến người dùng nôn nóng sở hữu smartphone của hãng hơn.
Bỏ qua những rào cản truyền thống
Điều đặc biệt trong 5 tháng chuẩn bị ra mắt sản phẩm mới, OnePlus không sử dụng bất kỳ phương tiện truyền thông nào để đánh bóng tên tuổi mình. Sự thật là bạn chẳng thể tìm thấy bất kì quảng cáo truyển hình nào hay website hoặc thậm chí là một banner, áp phích nhắc tới OnePlus One. Chỉ bằng cách từ từ chia sẻ từng tính năng, thông số của mình, OnePlus One đã có thể tạo nên tiếng vang trong cộng đồng người dùng đam mê di động.
Theo đó, điều tiên quyết trong chiến lược của OnePlus là tránh việc so sánh One với các điện thoại khác. Thay vào đó, hãng sẽ cung cấp sản phẩm được xây dựng dựa trên những phản hồi tích cực từ phía người dùng. Ngoài ra, OnePlus còn cam kết luôn đưa ra giá bán phải chăng chứ không phải “hút máu người dùng” như nhiều ông lớn đang áp dụng. Điều này là một trong số những yếu tố sống còn quyết định sự hấp dẫn và thành bại của OnePlus.
Sáng tạo và dám đương đầu
Tại Trung Quốc, trước khi OnePlus ra đời, Xiaomi cũng từng có ba năm chật vật trên thị trường di động thế giới. Đặc biệt, giống với OnePlus, Xiaomi cũng bắt đầu bằng việc đưa ROM CyanogenMod tùy chỉnh vào smartphone và kết quả là hiện tại, đây là hãng di động lớn thứ 7 trên thế giới, chiếm trên 4% thị phần toàn cầu. Tuy nhiên, Xiaomi chọn cách chiếm lĩnh thị trường trong nước rồi từ từ mở rộng ra ngoài. Trái lại với người đàn anh, OnePlus tuyên bố sẽ phát hành smartphone mới nhất của mình trên 17 quốc gia và con số đó có thể tiếp tục tăng trong tương lai.
Dù cho thấy khả năng dám đương đầu của mình nhưng nhiều chuyên gia nghi ngại rằng OnePlus đang quá liều lĩnh. Bù lại, với cấu hình khủng, giá bán hợp lí cùng phương thức truyền thông hiệu quả, sẽ chẳng mấy khó khăn để OnePlus One tiếp cận người dùng toàn cầu. Hy vọng, siêu phẩm này sẽ vẫn giữ được phong độ cho tới khi phát hành trong tháng 5 tới đây và chúng ta hãy cùng chờ xem, liệu OnePlus có thực sự như những gì người dùng mong đợi hay không.
Tham khảo: AndroidAuthority
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android