Những bài học quý từ các startup thất bại trong năm 2015

    Tuấn Anh,  

    Việc nhận được đầu tư lớn không đồng nghĩa với startup thành công.

    Năm 2015 chúng ta đã được nghe nhiều tới khái niệm startup và cũng là năm có rất nhiều startup mọc lên. Tuy nhiên bên cạnh đó có không ít startup phải rút lui khỏi thị trường vì nhiều lý do khác nhau dù đã được các quỹ đầu tư mạo hiểm đổ vốn lớn chưa từng có.

    Phía dưới là danh sách 20 startup sau khi đóng cửa đã để lại bài học quý cho cộng đồng được tổng hợp lại, trong đó có một startup của Việt Nam:

    Trung Quốc

    1. Melotic

    Melotic là startup làm về dịch vụ trao đổi Bitcoin, sử dụng Bitcoin để đổi thành tài sản thực tế. Melotic có trụ sở tại Hong Kong, trong tháng 10/2014 họ nhận được đầu tư trị giá 1,18 triệu USD từ vòng tài trợ Hạt giống. Trong những nhà đầu tư có cả một số tên tuổi lớn như 500 Startups.

    Bài học: Dù được đầu tư số vốn lớn nhưng điểm yếu của Melotic lại nằm ở kinh nghiệm. Họ có thể đủ về tiềm lực tài chính nhưng thiếu kinh nghiệm khiến buộc phải đóng cửa startup vào tháng 5/2015.

     Ảnh: Bryan Mills

    Ảnh: Bryan Mills

    2. eXiche

    eXiche là startup làm về dịch vụ rửa xe theo mô hình online kết hợp offline (online - to - offline, khách hàng đặt lịch trên website và đến rửa). Chỉ trong năm qua đã có 7 dịch vụ rửa xe mô hình này phải đóng cửa, những tưởng eXiche còn tồn lại là sự thành công mà họ đạt được, nhưng đến tháng 10/2015 họ buộc phải chấm dứt hoạt động dù đã đến vòng series A với khoản đầu tư 20 triệu USD.

    Bài học: eXiche đã "đốt tiền" quá nhiều vào những chương trình khuyến mãi, giảm giá trong khi dịch vụ rửa xe lại quá rẻ. Đây là cách phát triển không bền vững.

    Ấn Độ

    3. DoneByNone

    Thương mại điện tử tại Ấn Độ đã có một năm ổn định và chắc chắn là tốt hơn nhiều so với tình hình tại Việt Nam, nhưng một số dịch vụ vẫn không thể tồn tại. Một ví dụ cụ thể là website bán hàng thời trang nữ trực tuyến DoneByNone của công ty Gurgaon.

    Bài học: Website này nhận được nhiều phản hồi tiêu cực, khách hàng không hài lòng với họ từ cuối năm 2014 và thậm chí một nhà sáng lập cũng rời bỏ công ty.

    4. Lumos

    Startup làm về nhà thông minh (smarthome) được thành lập bởi những người trẻ, mới ra trường và lần đầu kinh doanh. Làm về phần cứng không dễ dàng như họ vẫn nghĩ.

    Bài học: Người sáng lập đã viết trên blog rằng "Chúng tôi đã đánh giá thấp việc tạo ra một sản phẩm mà thị trường đã có nhiều đối thủ. Bên cạnh đó chúng tôi lại đánh giá quá cao nhu cầu thị trường và công dụng của những sản phẩm chúng tôi tạo ra".

     A

    A

    5. TalentPad

    Startup mô hình chợ tuyển dụng trực tuyến độc đáo, người sử dụng lao động tại đây sẽ phải cạnh tranh để thu hút nhân tài về công ty mình. Dù được tăng thêm vốn vào tháng 10/2014 cùng sự gia nhập của nhiều cá nhân nổi bật, TalentPad vẫn phải đóng cửa trong năm nay.

    Bài học: TalentPad quá chậm chân trong việc mở rộng thị trường.

    6. Dazo

    Được biết tới là ứng dụng gọi thức ăn kiêm giao hàng đầu tiên tại Ấn Độ, Dazo đã nhận được nhiều khoản đầu tư ngay từ vòng Hạt giống, trong đó có Amazon và Google. Tuy nhiên Dazo không may mắn khi năm qua ngành giao thức ăn ở Ấn Độ gặp khó khăn.

    Nhiều công ty nhanh nhạy sẽ gọi vốn từ nhà đầu tư để trở nên lớn mạnh, nhưng Dazo không làm được điều đó và buộc phải đóng cửa.

    Bài học: Inc42 phân tích về sự sụp đổ ngành giao hàng thức ăn tại Ấn Độ: "Startup ngành này tăng trưởng rất nhanh nhưng thực tế là các công ty tài trợ đang có xu hướng đốt tiền để có thật nhiều khách hàng mà không quan tâm tới sự khác biệt của sản phẩm".

     Ảnh: Andrew Mason

    Ảnh: Andrew Mason

    7. Valyoo Tech (Bagskart, Jewelskart, Watchkart)

    Công ty vấn hành nhiều website thương mại điện tử với mặt hàng cao cấp như túi xách, đá quý, đồng hồ,... Tuy nhiên hiện tại chỉ còn duy nhất 1 website LensKart (bán sản phẩm mắt kính) còn hoạt động.

    Bài học: Mở rộng quá nhiều và thiếu sự đầu tư, thiếu tập trung. Sau khi rà soát, chỉ có LensKart mang về lợi nhuận tốt nhất khiến công ty quyết định chỉ duy trì duy nhất website này.

    Indonesia

    8. Kleora

    Startup theo mô hình mobile marketplace (chợ trực tuyến trên đi dộng) đóng cửa với tuyên bố của nhà sáng lập gây chú ý là... "Chúng tôi chưa chết hẳn".

    Bài học: Mặt hàng quá hàn chế, tính năng kém, thiếu đầu tư. Hiện tại Kleora đóng cửa và thay thế bằng Prelo, chuyên bán sản phẩm cũ đã qua sử dụng.

    9. Beauty Treats

    Startup bán các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp. Điểm đáng khen của Beauty Treats là họ tạo được khác biệt với dịch vụ eStore cho phép người dùng mua hàng trực tuyến, nhưng đáng tiếc dịch vụ này không thành công.

    Bài học: Việc chuyển đổi online kết hợp offline không phải chỉ đơn giản là tích hợp công nghệ.

    10. Abraresto / Abratable

    Abratable / Abraresto là dịch vụ đặt chỗ và đánh giá nhà hàng tại Indonesia và Singapore hoạt động trên nền web. Hiện tại dự án đã bị đóng cửa.

    Bài học: Đội ngũ phát triển đã đưa ra một số quyết định mạo hiểm và không thành công, trong đó có việc nhận đầu tư dưới dạng nợ mà không phải là đầu tư mạo hiểm. Công ty rơi vào tình trạng thiếu kinh phí.

    11. Alikolo

    Startup sáng lập bởi doanh nhân Danny Taniwan, hoạt động theo mô hình website thương mại điện tử.

    Bài học: Ông tự nhận rằng mình thiếu kinh nghiệm và sai lầm chết người khi để nhà đầu tư thiên thần sở hữu cổ phần lớn trong công ty. Việc đó khiến họ có quyền ra quyết định chính sách, trong khi chính họ lại là người thiếu kinh nghiệm hơn cả ông.

     Ảnh: BY-YOUR-⌘

    Ảnh: BY-YOUR-⌘

    12. Valadoo

    Startup phát triển website cung cấp gói tour du lịch tại Indonesia và bị đóng cửa vào 5/2015.

    Bài học: Người sáng lập cho biết họ chỉ tập trung vào tăng trưởng mà bỏ qua nhiều yếu tố khác để sản phẩm phát triển bền vững. Khi nhận ra vấn đề, họ sáp nhập với công ty khác và vô tình khiến yếu tố kỹ thuật phức tạp hơn.

    13. Paraplou

    Được coi là startup nổi bật lĩnh vực thương mại điện tử tại Indonesia nhưng buộc phải đóng cửa vào tháng 10/2015.

    Bài học: Công ty đăng một dòng tin nhắn trên website nói rằng mình còn non nớt trên thị trường và điều kiện tài chính yếu.

    14. Kirim

    Vừa mới đóng cửa cuối năm 2015 sau khi hoạt động lĩnh vực giao nhận được 7 năm, đây là khoảng thời gian hoạt động không hề nhỏ với bất kỳ mô hình kinh doanh nào.

    Bài học: Dù không công bố lý do nhưng có lẽ việc phát triển dịch vụ giao hàng của đối thủ như Go-Jek và GrabBike đã khiến Kirim chậm chân và không thể tồn tại.

    Israel

    15. Everything.me

    Startup làm về ứng dụng cho điện thoại nền tảng Android. Họ có 35 triệu USD và 15 triệu lượt tải nhưng vẫn phải đóng cửa dự án.

    Bài học: Everything.me đóng cửa vì lý do mà rất nhiều công ty gặp phải, đó là phát triển sản phẩm tốt nhưng thiếu mô hình kinh doanh hợp lý.

     Ảnh: Doug Geisler

    Ảnh: Doug Geisler

    Singapore

    16. KotaGames

    Startup làm về game hoạt đồng trên nền web ra mắt năm 2008 và đóng cửa vào tháng 3/2015.

    Bài học: Tương tự everything.me, họ không tìm đươc mô hình kinh doanh phù hợp trong bối cảnh smartphone gia tăng quá nhanh. Khách hàng dần sử dụng smartphone chơi game thay vì nền web.

    17. Lamido

    Là một startup thương mại điện tử thuộc Rocket Internet nhưng Lamido cũng không thể tồn tại trước các đối thủ khác và buộc phải đóng cửa. CEO của họ cho biết Lamido giải thể để sáp nhật vào một website khác.

    18. Superdeals

    Website cung cấp các gói giảm giá theo ngày SuperDeals thuộc Công ty viễn thông quốc gia SingTel (Singapore). Hiện tại website đã đóng cửa.

    Bài học: Superdeals hoạt động theo mô hình Groupon, dễ hiểu vì sao nó không thể tồn tại. Mô hình bán phiếu giảm giá đã quá nhàm chám với người dùng trên toàn thế giới.

     Ảnh: Sean MacEntee

    Ảnh: Sean MacEntee

    19. Molome

    Startup làm về ứng dụng chụp hình vui nhộn trên smartphone, ý tưởng được đưa ra bởi thực tế nhu cầu chụp ảnh và đăng lên mạng xã hội của người châu Á rất cao. Tính đến năm 2014, ứng dụng có 40.000 người dùng hoạt động với 15.000 bức ảnh được tải lên mỗi ngày. Tuy nhiên ứng dụng khó có thể cạnh tranh với Instagram hay Snapchat, đến tháng 10/2015 ứng dụng đã đóng cửa.

    Bài học: Người sáng lập đã gửi tới lời tạm biệt với người dùng rằng: "Thật buồn khi phải thông báo với các bạn việc Molome quyết định "ngủ đông". Duy trì nền tảng chia sẻ ảnh không rẻ và chúng tôi không có tài trợ. Chúng tôi không thể tiếp tục cuộc hành trình".

    Việt Nam

    20. Beyeu

    Beyeu không còn xa lạ với cộng đồng thương mại điện tử trong nước ta. Nổi bật nhất là khi đội ngũ phát triển quyết định đóng cửa sau một thời gian hoạt động dù được chống lưng bởi Project Lana - Một công ty rất mạnh với cộng đồng phụ nữ Việt Nam lớn nhất.

    Bài học: Khi đóng cửa, đội ngũ phát triển đã để lại lời nhắn: "Ecommerce requires lots of money. Many companies will decide to stop burning. Good luck to the rest who are still trying". Tạm dịch: "Thương mại điện tử cần rất nhiều tiền. Nhiều công ty quyết định không đốt tiền nữa. Chúc may mắn cho những người đang tiếp tục cố gắng".

    Tham khảo Techinasia

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ