Những bộ não kỳ lạ của loài vật

    Lê Du, GD&TĐ 

    Não là một trong những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể, kiểm soát mọi thứ chúng ta làm. Nếu không có não, chúng ta sẽ không tồn tại.

    Những bộ não kỳ lạ của loài vật - Ảnh 1.

    Sao biển.

    Điều này cũng xảy ra với hầu hết loài vật, nhưng những bộ não của chúng thường rất khác với não của con người. Dưới đây là một số bộ não kỳ lạ nhất trong thế giới động vật.

    Bộ não nhỏ nhất

    Những bộ não kỳ lạ của loài vật - Ảnh 2.

    Cá bony-eared assfish.


    Thật khó khăn để xác định loài vật nào có bộ não nhỏ nhất, bởi vì điều này không tính đến kích thước của chúng. Người ta từng khám phá nhiều loài vật nhỏ nhưng có bộ não lớn hơn nhiều so với con người.

    Do đó, để xác định xem bộ não của động vật to nhỏ ra sao, cách phổ biến nhất là so sánh não với kích thước cơ thể của chúng. Theo tiêu chí này thì não cá bony-eared assfish chiếm vị trí nhỏ nhất. Chúng được tìm thấy ở vùng đại dương nhiệt đới và cận nhiệt đới ở độ sâu từ 1.171 đến 4.415 mét, có bộ não nặng chưa đến 1/1.000 trọng lượng cơ thể. Trong khi tỷ lệ này ở con người là 1/50.

    Có đến 32 bộ não

    Những bộ não kỳ lạ của loài vật - Ảnh 3.

    Con đỉa


    Con người dù thông minh tột bậc thì cũng chỉ có một bộ não. Trong khi đó, một con vật mà mọi người đều gớm ghiếc lại sở hữu đến 32 bộ não. Thật ra, cơ thể của loài hút máu này được chia thành 32 đoạn, mỗi đoạn có một bộ não riêng.

    Tuy nhiên, chúng không phải là não thực sự mà là hạch (ganglia) – tập hợp một chùm tế bào thần kinh hoạt động theo chuỗi như một cơ quan để cung cấp cho đỉa sức mạnh não bộ đáng kể.

    Trên thực tế, không có sự khác biệt giữa các hạch, và chúng hoạt động tương đối độc lập. Lạ hơn nữa là loài đỉa có đến chín cặp tinh hoàn, 5 cặp mắt, 300 chiếc răng…

    Não có lỗ ở giữa

    Những bộ não kỳ lạ của loài vật - Ảnh 4.

    Con mực.


    Khi nói đến những bộ não có hình dạng khác thường, chúng ta sẽ khó tìm thấy một bộ não nào kỳ lạ hơn não của một con mực. Bộ não của chúng giống như chiếc bánh vòng, với một lỗ lớn ở giữa.

    Bộ não này là một thách thức đối với loài mực. Với mực khổng lồ, chúng phải nghiền thức ăn thành từng miếng tương đối nhỏ, bởi lúc nuốt, thức ăn phải đi qua bộ não hình chiếc bánh vòng trước khi xuống thực quản. Nếu mực nuốt phải một miếng mồi quá lớn, nó có thể tự gây ra tổn thương ở não, dẫn đến tử vong.

    Ăn não của chính mình

    Những bộ não kỳ lạ của loài vật - Ảnh 5.

    Mực ống biển.


    Mực ống biển (Sea squirt), hay còn gọi là hải tiêu, cũng giống như nhiều sinh vật biển khác, bắt đầu cuộc sống như ấu trùng. Những ấu trùng này có một bộ phận đại loại như não điều khiển chúng tìm một nơi thuận lợi để định cư.

    Khi đã tìm thấy địa điểm ổn định, bộ não của chúng bắt đầu phục vụ mục đích khác. Ấu trùng của mực ống biển bám vào bất cứ tảng đá nào mà nó phát hiện, rồi sau đó tiến hành tiêu hóa mắt, các cơ quan nội tạng - và ngay cả não của nó.

    Nó sử dụng năng lượng từ chất xám, bây giờ đã trở nên vô dụng, để phát triển bộ phận cung cấp bộ lọc thức ăn mà nó cần. Chu kỳ sự sống tuyệt vời của mực ống biển giờ đã hoàn tất, nó sẽ không bao giờ rời đi nên không cần não.

    Não dưới chân

    Những bộ não kỳ lạ của loài vật - Ảnh 6.

    Một số loài nhện có bộ não trong khoang đầu như chúng ta biết. Nhưng khi chúng có xu hướng giảm kích thước thì não lại không giảm tương ứng nên bị nhồi nhét trong một không gian quá nhỏ.

    Do đó, nhện điều chỉnh bằng cách cho não tràn sang các khoang cơ thể và chân khác. Một số thậm chí còn phát triển những chỗ lồi lõm nhỏ ở chân để tạo thêm không gian cho não. Bộ não tương đối lớn của chúng rất cần thiết cho các kỹ thuật săn mồi tiên tiến và xây dựng mạng nhện.

    Khổ sở vì não quá lớn

    Những bộ não kỳ lạ của loài vật - Ảnh 7.

    Nhện không phải là loài động vật duy nhất có bộ não quá lớn so với đầu. Bộ não của chó Spaniel cũng không vừa với đầu của nó và tất cả là do lỗi của con người.

    Sau nhiều thế hệ lai tạo chọn lọc (giao phối cận huyết), hộp sọ của những con chó Anh này đã bị thu hẹp đến mức không còn đủ chỗ cho não của chúng. Kết quả là một phần não bị chèn ép bên trong tủy sống, chặn lưu lượng của chất lỏng não và hình thành các túi khí trong xương sống của chúng.

    TS khoa học thần kinh thú y Claire Rusbridge mô tả bộ não của loài chó này như một "bàn chân cỡ 10 nhét vào một chiếc giày cỡ 6". Tình trạng này ảnh hưởng đến 1/3 bầy đàn của chúng, gây ra một số vấn đề về sức khỏe, nhất là những chứng bệnh về vận động.

    Không có não

    Có nhiều loài khác nhau - đặc biệt là ở các vùng biển - không có não như chúng ta phân loại.

    Ví dụ như sao biển và hải sâm có cấu trúc thần kinh cơ bản, nhưng những cấu trúc đó không phải là não thật. Chúng hoạt động hoàn toàn theo bản năng mà không có bất kỳ suy nghĩ nào có thể nhận biết được.

    Các loài động vật khác, như Man-o-War Bồ Đào Nha, có lẽ là một trong những sinh vật kỳ lạ nhất hành tinh còn sót lại. Sinh trưởng ở các vùng biển thuộc Bồ Đào Nha, loài sinh vật này không thực sự là động vật đơn lẻ tồn tại ở dạng cá thể độc lập mà chúng là tập hợp các polyp chuyên biệt hóa cao đã thích nghi để tồn tại thành một nhóm nhưng không có khối nào trong số chúng hoạt động như một bộ não.

    Ngoài ra, còn có những động vật biển có thể bị nhầm lẫn với thực vật, như hải quỳ và hoa loa kèn biển. Hải quỳ có quan hệ họ hàng gần với san hô và sứa. Loài động vật này nhìn vẻ ngoài giống như một cái cây đầy màu sắc.

    Tuy chúng không có não, nhưng thông qua các cảm biến chúng vẫn có thể cảm nhận sự thay đổi của môi trường nước xung quanh.

    Nhiều người vẫn lầm tưởng san hô là thực vật vì chúng mang hình dạng nhánh cây, nhưng thực chất chúng là động vật bậc thấp với cấu tạo cơ thể đơn giản - gồm hàng nghìn cá thể polyp nhỏ giống hệt nhau về mặt di truyền sống thành quần thể. Chúng có các dây thần kinh thô sơ có thể rút các xúc tu thu thập thức ăn nếu có thứ gì đó chạm vào chúng, nhưng ngoài điều đó ra, chúng không có chức năng não.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ