Những bức ảnh đạt giải cao nhất tại cuộc thi iPhone Photography Awards 2017 đẹp đến "nổi da gà"
Hàng năm, giải thưởng iPhone Photography Awards dành cho những bức ảnh đẹp nhất chụp bằng iPhone vừa công bố người giành giải thưởng cao nhất tại các hạng mục.
Từ năm 2007 đến nay, iPhone Photography Awards (IPPAWARDS) là cuộc thi nhiếp ảnh thường niên được tổ chức cho các nhiếp ảnh gia sử dụng iPhone để chụp và xử lý hình ảnh.
Chắc hẳn, ban tổ chức IPPAWARDS năm nay đã rất đau đầu để chọn ra những bức ảnh đẹp nhất giữa hàng nghìn bài dự thi, tới từ hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Người dự thi có quyền dùng các ứng dụng xử lý ảnh trên iPhone để giúp bức ảnh trở nên đẹp đẽ hơn.
Giải thưởng cao nhất là "Nhiếp ảnh gia của năm", ngoài ra ban tổ chức sẽ chọn ra những bức ảnh đẹp nhất dựa trên các hạng mục, chủ đề khác nhau.
nhiếp ảnh gia người Ireland Brendan Ó Sé và nhiếp ảnh gia người Singapore Yeow-Kwang Yeo xếp thứ nhất và thứ nhì ở cuộc thi năm nay. Còn người giành đặc biệt, "Nhiếp ảnh gia của năm" là Sebastiano Tomada, đến từ New York (Mỹ). Tomada là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đã từng nhận nhiều giải thưởng về nhiếp ảnh trên thế giới.
Cùng chiêm ngưỡng những bức ảnh đẹp nhất tại cuộc thi iPhone Photography Awards 2017:
Giải nhất
Giải nhất thuộc về nhiếp ảnh gia Brendan Ó Sé, một giáo viên đại học và giáo viên sư phạm tại Cork, Ireland. Tác phẩm “Công nhân xưởng tàu” được ông chụp tại Jakarta vào tháng 4/2016 bằng iPhone 6s
Giải nhì
Đứng ở vị trí thứ 2 là nhiếp ảnh gia Yeow-Kwang Yeo đến từ Singapore, một cựu quản lý và chuyển hướng hoàn toàn sang nhiếp ảnh năm 2017. Tác phẩm “Diễn viên hí kịch” được ông chụp trong một buổi trình diễn kịch truyền thống Trung Quốc trên đường phố bằng iPhone 6 Plus
Giải ba
Giải ba năm nay thuộc về Kuanglong Zhang, một nhiếp ảnh gia tự do sống tại Thâm Quyến, Trung Quốc. Tác phẩm có tên “Cung điện thành phố” được anh chụp tại Udaipur, thành phố mà theo anh là “một trong những nơi lãng mạn nhất tại Ấn Độ”. Tác phẩm được chụp bằng iPhone 7
Giải nhất - Hạng mục “Ảnh trừu tượng”
Giải nhất thuộc thể loại ảnh trừu tượng năm nay thuộc về Christopher Armstrong, giảng viên bộ môn truyền thông kỹ thuật số tại trường Nghệ thuật Tạo hình, hiện đang sống tại Sydney, Australia. Bức ảnh của ông chụp vịnh Looking Glass, Gladesville, Australia
Giải nhất - Hạng mục “Ảnh động vật”
Giải nhất thể loại ảnh động vật năm nay thuộc về Francesca Tonegutti, một kiến trúc sư tại Milan, Italy. Bức ảnh được cô chụp chú ngựa Yeguizo của mình tại Tây Ban Nha khi nó đứng nghỉ chân dưới cái nắng chói chang
Giải nhất - Hạng mục “Ảnh kiến trúc”
Giải nhất thể loại ảnh kiến trúc được trao cho Paddy Chao, hiện sống tại Đài Bắc, Đài Loan (Trung Quốc). Bức ảnh này được anh chụp khi đến thăm địa danh Chand Baori tại Ấn Độ
Giải nhất - Hạng mục “Ảnh cây cỏ”
Sidney Po, một nhiếp ảnh gia tự học đến từ Cebu, Phillippines, giành giải thưởng thể loại này với bức ảnh chụp cánh đồng tại thị trấn Cordova, nằm cách thành phố Cebu 20km về phía đông nam
Giải nhất - Hạng mục “Ảnh phong cảnh ”
Tác phẩm có tựa đề “Singing Rock” được Christian Horgan chụp tại khu vực sông Margaret, Australia. Christian Horgan sống tại Fremanlte, Australia, hiện là một nhà sản xuất chương trình truyền hình, radio và phim
Giải nhất - Hạng mục “Ảnh lối sống”
Nick Trombola, đến từ Pittsburgh, Hoa Kỳ, giành giải nhất thể loại ảnh lối sống với bức ảnh chụp một cách rất tình cờ trong chuyến đi trượt tuyết tại Telluride, Colorado với vài người bạn của mình. Hiện anh đang theo học ngành báo chí tại Đại học Indiana và sẽ tốt nghiệp vào năm sau
Giải nhất - Hạng mục “Ảnh thiên nhiên”
Aaron Sandberg đến từ Chicago, Hoa Kỳ. Tác phẩm của anh được chụp vào cuối tháng 6/2016 tại Sigtuna, Thụy Điển bằng điện thoại iPhone 6s và được chỉnh sửa rất ít
Giải nhất - Hạng mục “Ảnh tin tức/sự kiện”
Samuel Nacar, đến từ Albacete, Tây Ban Nha, là một nhà báo theo dõi các vấn đề liên quan đến người nhập cư trong suốt 4 năm qua. Bức ảnh của anh chụp vào ngày 26/10/2016, ghi lại cảnh hỗn loạn khi trại tị nạn dành cho dân nhập cư có tên The Jungle bốc cháy. Trại tị nạn này chỉ cách thành phố Calais (miền bắc nước Pháp) khoảng 5km
Giải nhất - Hạng mục “Ảnh khác”
Bức ảnh chụp một cửa hàng tại phố người Hoa, Lodon của tác giả Darren Boyd giành giải nhất thể loại này. Darren Boyd sống tại London, là một nhà thiết kế đồ họa và một nhiếp ảnh gia tự do chuyên về thể loại chân dung
Giải nhất - Hạng mục “Ảnh con người”
Tác giả Dina Alfasi, đến từ Israel, giành giải nhất thể loại này với tác phẩm chụp một người đàn ông cao tuổi trên chuyến tàu cô đi mỗi ngày đến nơi làm việc. Hiện Dina Alfasi là kỹ sư công trình kiến trúc
Giải nhất - Hạng mục “Ảnh chân dung”
Tác phẩm này được Gabriel Ribeiro chụp vào tháng 1/2016 khi người cô của anh đến thăm. Cậu bé trong ảnh là em họ của Gabriel Ribeiro, anh sử dụng ánh sáng tự nhiên để tạo ra chiều sâu cho bức ảnh. Gabriel Ribeiro là một nhiếp ảnh gia, hiện anh sống tại Campo Grande, Mato Grosso do Sul, Brazil
Giải nhất - Hạng mục “Ảnh tĩnh vật”
Giải thưởng cao nhất của thể loại ảnh tĩnh vật thuộc về David Hayes, một nhiếp ảnh gia, nghệ sĩ nghệ thuật phối hợp sống tại Milford, Hoa Kỳ. Ông theo đuổi thể loại tĩnh vật chỉ mới trong một vài năm gần đây và thường lấy chủ đề từ chính những vật xung quanh mình
Giải nhất - Hạng mục “Ảnh hoàng hôn”
Tác giả đoạt giải ba, Kuanglong Zhang đến từ Thâm Quyến, tiếp tục đoạt giải nhất hạng mục ảnh hoàng hôn với bức ảnh chụp cảnh hoàng hôn của Đền Vàng tại Amritsar, Ấn Độ
Giải nhất - Hạng mục “Ảnh du lịch”
Jen Pollack Bianco, đến từ Seattle, Hoa Kỳ, là cây bút của blog du lịch “My Life’s a Trip” (Cuộc đời tôi là một chuyến du lịch). Nhiều tác phẩm chụp bằng điện thoại của cô đã xuất hiện trên bìa nhiều tạp chí lớn và nhiều website nổi tiếng. Bức ảnh này được chụp tại Hamnoy, Na Uy
Giải nhất - Hạng mục “Ảnh cây cối”
Magali Chesnel, một họa sĩ và nhiếp ảnh gia tự học đến từ Ferney-Voltaire, Pháp, giành giải nhất thể loại ảnh cây cối với tác phẩm chụp một cái cây đóng băng tại Versoix, một thị trấn gần thành phố Genève, Thụy Sĩ. Nhiệt độ tại khu vực cô chụp ảnh xuống tới mức -18 độ C và gió rất mạnh
Theo Bored Panda
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming