(GenK.vn) - Mặc dù không đắt giá bằng những bức họa nổi tiếng, nhưng giá trị của những tấm ảnh này cũng khiến chúng ta phải ngưỡng mộ.
Trước đây, khi chưa có công nghệchụp ảnh, quay phim, người ta chỉ có thể dùng cách vẽ tranh, điêu khắc để tái hiện lại các hình ảnh của con người, thiên nhiên và sự kiện. Nhưng cho đến hiện tại, công nghệ đã phát triển hơn rất nhiều và việc chụp ảnh quay phim cũng trở nên rất đỗi bình thường. Chụp ảnh không chỉ là việc giúp lưu giữ lại kỉ niệm, niềm vui mà còn là một môn nghệ thuật.
Các nhiếp ảnh gia là những bậc thầy giúp truyền tải các thông điệp cảm xúc một cách chân thực tuyệt vời nhất cho người xem. Cũng giống như tranh hay các loại hình nghệ thuật khác, các tác phẩm đẹp và nổi tiếng luôn được nhiều người thèm muốn, từ đó mà giá trị của chúng cũng cực kì cao. Và sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về những bức ảnh đắt giá nhất thế giới, nhưng thực sự giá trị của chúng còn lớn hơn cả số tiền mà người ta trả để được sở hữu chúng.
Moonrise, Hernandez, New Mexico - 610.000 đô la
Bức ảnh Moonrise là một bức ảnh chụp bởi nhiếp ảnh gia nổi tiếng Ansel. Ông này vừa là một nhà nhiếp ảnh và nhà bảo tồn thiên nhiên, được biết tới nhiều nhất qua các tác phẩm ảnh đen trắng khắc họa miền Tây nước Mỹ đặc biệt là Vườn quốc gia Yosemite. Ngoài tác phẩm Moonrise nhiều bức ảnh của Ansel Adams như The Tetons and the Snake River đến nay vẫn được coi là kiệt tác của nghệ thuật nhiếp ảnh Hoa Kỳ và thế giới.
Moonrise là một bức ảnh hoàn hảo được chụp vào cuối buổi chiều ngày 01 tháng 11 năm 1941, nó đã trở nên rất nổi tiếng và được sao in ra rất nhiều bản. Ngày 17 tháng 10 năm 2006, tác phẩm gốc được đưa ra đấu giá và bán được 600 ngàn USD. Giá trị này tuy lớn nhưng hoàn toàn xứng đáng với vẻ đẹp của bức ảnh
Nautilus – 1,1 triệu đô la
Nautilus là một bức ảnh chụp một vỏ ốc anh vũ đang nằm lẻ loi trên nền tối. Tác phẩm đã được gọi là "một trong những bức ảnh nổi tiếng nhất mọi thời đại" và là "tiêu chuẩn cho chủ nghĩa tân thời trong lịch sử nhiếp ảnh".
Tác giả của tác phẩm này là nhiếp ảnh gia Edward Weston. Ông từng được coi là nhiếp ảnh gia có ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỷ XX. Edward Weston đã lập ra Nhóm F/64 cùng với hai nhiếp ảnh gia nổi tiếng khác là Ansel Adam và Imogen Cunningham, nhóm cổ vũ cho các bức ảnh cực kỳ sắc nét mà không qua bất cứ sự chỉnh sửa nào. Trong thập niên 1920 và 1930, ảnh của Edward Weston cũng là một trong số ít các bộ sưu tập ảnh được coi là tuân theo chuẩn mực của giáo hội.
Tobolsk Kremlin – 1,7 triệu đô la
Điện Kremlin là trung tâm địa lý và lịch sử của Moskva , đất cũng là là một trong những phần cổ nhất của thành phố, trong thời kỳ hiện nay là nơi làm việc của các cơ quan tối cao nhất của chính quyền Nga và là một trong những kiến trúc lịch sử-nghệ thuật chính của quốc gia này. Luôn có rất nhiều các nhiếp ảnh gia thích tác nghiệp trước công trình tuyệt vời này. Bức ảnh chụp điện Kremlin có giá đắt nhất là bức ảnh Tobolsk Kremlin – được chụp vào năm 2009. Và sở dĩ nó có giá lên tới 1,7 triệu đô vào năm 2010 một phần nào cũng do tác giả là một nhân vật nổi tiếng và có ảnh hưởng tới nước Nga hiện nay.
Tác giả của bức ảnh này là một nhân vật rất nổi tiếng -Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev. Ông này đã từng là cựu tổng thống của nước Nga từ ngày 7 tháng 5 năm 2008 đến ngày 7 tháng 5 năm 2012 và là thủ tướng Nga từ ngày 8 tháng 5 năm 2012 cho tới hiện nay. Medvedev đã rất tự hào vì ảnh của ông vượt qua một bức họa của Putin được bán với giá 1,1 triệu USD.
Billy the kid – 2,3 triệu đô la
Bức ảnh Billy the Kid này được bán đấu giá 2,3 triệu USD vào tháng 6 năm 2011. Bức ảnh đen trắng với nhân vật chính là một tên cướp ở thế kỷ 19 được bán cho nhà sưu tầm nghệ thuật nổi tiếng William Koch tại cuộc đấu giá ở Denver, Colorado. Khoảng130 năm trước, tên tội phạm huyền thoại Billy the Kid (tên thật là Henry McCarty) đã chụp bức ảnh này ở Fort Sumner, New Mexico. Với dáng vẻ mang đậm chất cao bồi miền Tây nước Mỹ. Bức ảnh chỉ có duy nhất một bản và được làm bằng cách in sắt. Trong ảnh, Billy the Kid đứng chống một khẩu Winchester và đeo một khẩu súng ngắn Colt 45 ở hông.
Billy được biết đến khi còn sống là một kẻ ngoài vòng pháp luật ở biên giới nước Mỹ thế kỉ XIX và là một tay súng tham gia vào Cuộc chiến hạt Lincoln . Tương truyền, hắn đã giết 21 người đàn ông, mỗi người cho một năm tuổi đời của hắnKhi còn sống, Billy the Kid ít được nhắc đến. Tên tuổi hắn thực sự đi vào huyền thoại kể từ sau khi hắn bị bắn chết bởi Cảnh sát trưởng Patrick Garrett , ông cùng tác giả M.A. "Ash" Upson xuất bản một cuốn tiểu sử gây xúc động mạnh nhan đề Cuộc đời thực của Billy, the Kid. Từ sự miêu tả của Garrett, Billy the Kid trở thành hình tượng điển hình của những chàng cao bồi miền Tây nước Mỹ xa xưa
Untitled 153 – 2,7 triệu đô la
Bức ảnh này là một tác phẩm của nhiếp ảnh gia người Mỹ – Cindy Sherman, một người nổi tiếng trong lĩnh vực chụp chân dung. Cindy Sherman đứng thứ 7 trong danh sách "100 người có ảnh hưởng nhất trong giới nghệ thuật năm 2011" theo "Art Review". Bà tự nhận mình là một người nghệ sĩ trình diễn chứ không phải là nhiếp ảnh gia.
Untitled được chụp vào năm 1985 và được coi như là một kiệt tác. Nhân vật chính trong ảnh là một người phụ nữ đã chết với mái tóc màu xanh xám dính bùn đất, đôi mắt trong như thủy tinh nhìn lên bầu trời, miệng hơi mở và vết bầm tím trên má. Bức ảnh mang lại một cảm giác rùng rợn. Bức ảnh đã được bán đấu giá nhiều lần trong các cuộc đấu giá và cuối cùng đã được bán với giá 2,7 triệu đô la năm 2010, bởi công ty bán đấu giá Phillips de Pury &Co. Đây là kỷ lục bán đấu giá cho các nghệ sĩ lúc bấy giờ.
The Pond – 2,9 triệu đô la
Bức ảnh The pond đã được thực hiện bởi nhiếp ảnh gia Edward Steichen vào năm 1904 khi ông đang ở nhà của bạn mình - nhà phê bình nghệ thuật Charles Caffin. Bức ảnh mô tả một phần của ánh trăng xuất hiện trên đường chân trời lấp sau những rặng cây. Đây là một trong những bức ảnh màu đầu tiên trước khi kỹ thuật chụp ảnh màu được phổ biến rộng rãi. Chỉ còn duy nhất ba phiên bản của The Pond và điều này khiến cho bức ảnh càng trở nên quý giá.
Vào tháng 2 năm 2006 một trong các phiên bản của bức ảnh được bán với giá 2,9 triệu USD- mức giá cao nhất từng được trả cho một ảnh vào thời điểm đó. Và nếu trong tương lai hai phiên bản còn lại được đem ra đấu giá, có lẽ mức giá sẽ còn vượt xa so với bức đầu tiên. Tuy nhiên hiện tại thì chúng đều được lưu giữ trong các bảo tàng.
Dead Troops Talk – 3,7 triệu đô la
Bức ảnh của tác giả Jeff Wall đã dựng lại khoảnh khắc ấn tượng của những người chiến sĩ Liên Xô trên chiến trường trong một trận phục kích ở Afghanistan năm 1988. Bức ảnh có kích thước 229 x 417 cm, được in một cách rõ nét và đặt trong hộp nhựa. Mặc dù nó mang tính hiện thực, nhưng đây là một bức ảnh đã được sắp đặt: tất cả những người trong ảnh đều là diễn viên được mời đến. Wall chụp bức ảnh này trong một studio và sau đó xử lý trên máy tính
Sự chân thực đến đáng kinh ngạc khi lột tả sự khốc liệt của chiến tranh đã làm nên giá trị đặc trưng cho tác phẩm. Wall đã để lại bức ảnh này như một dấu ấn mạnh mẽ nhất trong sự nghiệp của mình. Trong một cuộc bán đấu giá, bức ảnh đã được mua với giá trị khổng lồ 3,7 triệu đô la.
99 Cent II Diptychon – 3,8 triệu đô la
Nhiếp ảnh gia Andreas Gursky chụp bức ảnh 99 Cent II Diptychon gồm hai phần mô tả công việc trang trí nội thất của một siêu thị với nhiều gian hàng khiến cho bức ảnh trở nên đầy màu sắc. nó cũng được xử lý trên máy tính để bỏ bớt những chi tiết không cần thiết như khách hàng, những bóng đèn treo thấp và dây điện.
Bức ảnh còn có tên gọi khác là "99 cent.1999". Nó trở thành bức ảnh đắt nhất trên thế giới khi được bán đấu giá tại Sotheby với mức giá 3,8 triệu USD. Bản in lần thứ hai được bán với giá 2,48 triệu USD trong cuộc đấu giá ở New York tháng 5/2006, và bản in lần thứ 3 được bán với giá kỉ lục 2,25 triệu USD tại phòng trưng bày Sotheby’s vào tháng 11/2006.
Untitled 96 – 3,89 triệu đô la
Bức ảnh Untitled 96 được nhiếp ảnh gia Cindy Sherman chụp năm 1981, nhân vật chính trong ảnh bức ảnh khắc họa một cô gái với khuôn mặt tàn nhang, mái tóc đỏ và chiếc váy cam đang nằm ngửa và nhìn xa xăm. Theo Sherman, nhiếp ảnh mang một ý nghĩa sâu xa - một cô gái mới lớn, vừa quyến rũ lại vừa ngây thơ, cầm trên tay mẩu quảng cáo hẹn hò của một tờ báo cho thấy bản chất nữ tính đang tìm kiếm một lối thoát. Bức ảnh được bán tại nhà bán đấu giá Christie's năm 2011 cho một nhà sưu tập giấu tên.
Rhein II – 4,3 triệu đô la
Được chụp bởi nhiếp ảnh gia Andreas Gursky, bức ảnh Rhein II được chụp năm 1999 là bức ảnh có giá trị bán ra lớn nhất trên thế giới. Nó mô tả hình ảnh dòng sông lấp lánh ánh bạc với hai bờ xanh mướt nổi bật trên nền trời ảm đạm. Bức ảnh được bán ra năm 2011, ban đầu có rất nhiều người dân và một tòa nhà hiện diện trong bức ảnh, tuy nhiên sau đó những hình ảnh này đã bị tác giả sử dụng kỹ thuật để loại ra, giúp đem tới một hình ảnh tự nhiên hơn về sông Rhine Tuy nhiên, nhiều người không hiểu vì sao nó lại được trả giá cao đến vậy cho rằng các bức ảnh khác xứng đáng ở vị trí này
Tham khảo: therichest
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android