Những tấm kim loại vô tri vô giác được nung chảy mà lại đẹp đến khó tin, như những bức tranh nghệ thuật vậy.
Fabian Oefner là một anh chàng yêu thích làm việc với những chất liệu hiếm thấy như dầu cho động cơ motor và chất cồn dễ bay hơi. Thậm chí anh đã từng lái một chiếc Ferrari vào một hầm thông gió và “điểm xuyết” căn hầm đó với những mảng sơn neon.
Hiện tại anh đang thực hiện những loạt ảnh về bismuth – một thứ kim loại được Fabian đánh giá cao qua khả năng phản quang ngũ sắc của nó – nóng chảy. “Bạn sẽ có được những màu sắc đó, những màu cơ bản của cầu vồng,” Fabian cho hay.
Nhiếp ảnh gia người Thụy Sĩ này trở nên gắn bó với màu sắc cũng như cái cách mà anh yêu thích những chất liệu đặc biệt. Vào năm 2014, sau khi nhìn thấy những tinh thể bismuth bắt mắt, Fabian đã đặt mua 200 pounds ( ~ 90,7kg) những tinh thể này. Vậy nhưng phải sau nhiều năm nằm dưới tầng hầm studio cùng với những chất liệu ngẫu nhiên khác, Fabian mới biết mình cần phải làm gì với lượng bismuth này.
Bismuth là một nguyên tó có màu trắng bạc, nhưng không quá đặc như chì. Các hợp chất khác nhau của nó được sử dụng trong mỹ phẩm, bột màu, và các dược phẩm thường thấy. Fabian Oefner bắt đầu thử nghiệm với chấy liệu mới này vào tháng Mười.
Anh làm tan chảy một phần của nó trên một tấm kim loại nóng và quan sát chất lỏng ấy dần oxy hóa khi nó nguội dần, tạo thành một dải quang phổ tuyệt đẹp. Anh lấy ra một lớp và quan sát thấy các màu sắc đã thay đổi. Fabian lặp lại điều này nhiều lần nữa và chụp ảnh các lớp bismuth khi chúng biến đổi, chiếu sáng với một đèn flash từ phía bên. Anh đã thực hiện 2.000 bức ảnh trong hai tuần.
Loạt ảnh cuối cùng bao gồm 7 tấm, mỗi tấm dường như đều xóa nhòa đi ranh giới giữa nhiếp ảnh và hội họa. Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa những màu sắc và sự sắp đặt trở nên thật hấp dẫn. Fabian ví phương pháp của mình với các họa sĩ trừu tượng như Jackson Pollock, người đã nhỏ giọt và “ném” sơn vẽ lên trên họa vải của mình.
"Nó sẽ đẩy bạn tới giới hạn cho đến khi cuối cùng, bạn cũng tìm thấy một cái gì đó thật mới và hấp dẫn," Fabian nói. Quả thực là hết sức tuyệt vời và kinh ngạc khi bạn chợt nhận ra rằng, ban đầu đây chỉ là một miếng kim loại mà thôi.
Theo Wired
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android