Những cơ hội làm nên đột phá từ 1.000 tỷ đồng xã hội hóa xây dựng Trung tâm Đổi mới sáng tạo lớn nhất Việt Nam
Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia NIC Hòa Lạc, là một trong những mô hình trung tâm đổi mới sáng tạo đầu tiên trên thế giới do nhà nước làm chủ phục vụ mục tiêu chung của quốc gia, có cơ chế và chính sách ưu đãi đặc thù được quy định tại Nghị định số 94/2020/NĐ-CP của Chính phủ, được đầu tư và vận hành hoàn toàn bằng nguồn vốn xã hội hóa.
- Viettel, Samsung, SpaceX hội tụ tại Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023: Trình diễn hàng loạt công nghệ mới, công bố chip 5G
- Khánh thành Trung tâm sáng tạo đổi mới quốc gia Hòa Lạc và khai mạc Triển lãm quốc tế đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023
- Đánh giá Intel Core i9-14900K: Bình mới rượu hơi cũ
- Dự đoán trước giờ G, đâu sẽ là những cái tên sẽ được xướng lên trong đêm Gala Better Choice Awards
- Học tập Huawei, Xiaomi tự ra mắt "hệ điều hành" riêng có tên HyperOS: Siêu nhẹ, chạy được chỉ với 64KB RAM
Hơn 2 tuần trước sự kiện
Ngày 12/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, và các bộ trưởng có mặt tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, khảo sát tiến độ của Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC Hòa Lạc). Đây là lần thứ 2 trong năm nay, Thủ tướng đến thăm và làm việc. Đặc biệt, tại chuyến khảo sát này, người đứng đầu Chính phủ giao Bộ Giao thông Vận tải và Thành phố Hà Nội triển khai ngay tuyến đường sắt đô thị từ trung tâm Hà Nội đến Hòa Lạc để giải quyết vấn đề kết nối giao thông. Cùng với đó, Thủ tướng cũng chỉ đạo cần có cơ chế, chính sách ưu đãi sớm nhất cho NIC Hòa Lạc.
2 ngày trước sự kiện
Cách thủ đô Hà Nội khoảng 30km về phía Tây, ở vị trí trung tâm của Khu công nghệ cao Hoà Lạc, công tác chuẩn bị cho sự kiện khánh thành ngày càng gấp rút, không khí khẩn trương bao phủ lên đội ngũ hậu cần.
Khẩn trương nhất là đội ngũ thi công Trung tâm, quãng thời gian hơn 2 năm ròng không mệt mỏi vượt bão Covid-19, đã sắp đến ngày hái quả. Trung tâm đổi mới sáng tạo Quốc gia (Vietnam National Innovation Center - NIC) Cơ sở Hòa Lạc sẽ được khánh thành.
“Màn hình tương tác và máy chiếu cũng đã sẵn sàng, chúng tôi rất vui mừng khi được đồng hành cùng NIC Hoà Lạc để phát sóng toàn bộ chuỗi sự kiện đến toàn cầu” - anh Năm, đại diện một đơn vị cung cấp màn hình tương tác và máy chiếu hào hứng kể, anh và khoảng gần chục anh em khác trong công ty đã chuẩn bị việc kiểm thử, đo đạc và lắp đặt kể từ một tuần trước, với tất cả cảm xúc tự hào và vinh dự.
Giờ G cũng là những giây phút cực kỳ căng thẳng với đội ngũ phụ trách phát sóng Quickom, bởi mọi công tác phải vào trạng thái sẵn sàng và không cho phép có sai lầm trong thời gian thực tế. Quickom phụ trách phát sóng trực tuyến chuỗi hội thảo đến khán giả cả nước, cho biết tập thể cực kỳ vinh dự khi được góp sức cho một sự kiện lớn, đánh dấu biến chuyển của đất nước.
Từ nước ngoài, ông Simon Milner - Phó Chủ tịch Tập đoàn Meta, phụ trách Chính sách công khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cảm thấy “thật tự hào là đối tác chiến lược của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng như Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC Hòa Lạc). NIC Hòa Lạc sẽ là một đối tác quan trọng không chỉ giúp Meta mà còn rất nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có thể nắm lấy cơ hội phát triển trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam tập trung vào lĩnh vực đổi mới sáng tạo và kỹ thuật số”.
“Việc NIC Hòa Lạc hình thành giống như đã biến ước mơ thành hiện thực với hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp cho đất nước”, chị Hạnh Phạm – thành viên thường trực của NIC Silicon Valley (Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam tại Bờ Tây, Hoa Kỳ) cho biết.
Tất cả họ đều mong chờ ngày 28/10.
Ngày diễn ra sự kiện Khánh thành Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia, 28/10
Từ một khu đất trống hoang sơ hơn 2 năm trước, nay hiện lên thành một tòa nhà với thiết kế hình cánh chim đại bàng cất cánh, là biểu tượng cho sứ mệnh hiện thực hóa ý tưởng sáng tạo.
Sáng 28/10, chỉ vài giờ trước khi sự kiện diễn ra, hơn 200 gian hàng từ các doanh nghiệp lớn như Samsung, SK, VinFast, CT Group,… hay các start-up trong nước như Skola, Plasma,.. đông kín người, các chuyên gia trong và ngoài nước, những người dân yêu công nghệ, yêu đổi mới đều tập trung tại “bản doanh” đổi mới sáng tạo của đất nước.
Những năm gần đây, Việt Nam ngày càng có thêm nhiều vườn ươm công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, cùng với đó là sự xuất hiện của nhiều viện nghiên cứu về khoa học – công nghệ lớn, như Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, Viện khoa học và công nghệ Việt Nam – Hàn Quốc (VKIST), Viện Khoa học Giáo dục, Viện Đổi mới công nghệ và đào tạo quốc tế…
Bên cạnh đó, các ông lớn công nghệ trong nước như Viettel, VNPT, Sovico, FPT hay Vingroup đều ghi dấu ấn trong hoạt động đổi mới sáng tạo. Viettel vừa thành công ở lĩnh vực viễn thông, công nghệ trong nước, mà đầu tư ra nước ngoài cũng đã có những quả ngọt nhất định, đặc biệt ở những nước đang phát triển khác. Vingroup thành lập một loạt các viện nghiên cứu , và lập ra giải thưởng quốc tế thường niên nhằm vinh danh những người có cống hiến về khoa học.
Bên cạnh các doanh nghiệp lớn, nhịp độ đổi mới sáng tạo đặc biệt lên cao trong giới startup. Tính đến tháng 3/2023, cả nước có hơn 3.000 startup hoạt động, chủ yếu trong mảng công nghệ và kinh doanh. Ngoài ra, 20 quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo tư nhân được thành lập theo Nghị định số 38/2019/NĐ-CP năm 2019 của Chính phủ với tổng vốn điều lệ hơn 100 tỷ đồng.
Hoạt động đổi mới sáng tạo đang sôi sục theo từng ngày, từng giờ, không chỉ đến từ các chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, hay các doanh nghiệp nội địa mà còn kéo theo nhiều “mối quan tâm" đầy hào hứng từ các nhà đầu tư nước ngoài.
Trung tâm nghiên cứu & phát triển (R&D) của Samsung khánh thành cuối năm 2022 - trung tâm R&D lớn nhất của Samsung tại nước ngoài. Theo tuyên bố của Samsung, trong tương lai đây sẽ là trung tâm R&D lớn nhất trên thế giới. LG với Trung tâm R&D tại Đà Nẵng, hay Intel với Nhà máy sản xuất chip và trung tâm nghiên cứu tại Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh.
Việt Nam đang được xếp vào hàng ngũ những quốc gia năng động về đổi mới sáng tạo. Cụ thể, theo Bảng xếp hạng chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2022 do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) công bố, Việt Nam được đánh giá có năng lực đổi mới sáng tạo xếp vào hạng cao nhất trong số những quốc gia đang phát triển, đứng thứ thứ 4 khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra, Startup Blink xếp hạng Việt Nam ở vị trí 54 trên thế giới, thứ 12 khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong năm 2022 về đổi mới sáng tạo.
Sự ra đời của NIC Hòa Lạc là tích lũy từ mong muốn động lực đổi mới sáng tạo trong nhiều năm của Việt Nam. “10 năm gần đây, Việt Nam đi rất nhanh trong đổi mới sáng tạo. Khánh thành NIC Hòa Lạc là một bước tiến lớn để hình thành một trung tâm đổi mới sáng tạo tầm cỡ quốc tế", GS.TSKH Nguyễn Mại cho biết.
Hôm nay, trong sự mong chờ của tất cả mọi người, NIC Hòa Lạc đã được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cắt băng khánh thành. Thủ tướng bày tỏ sự xúc động trước sự kiện đánh dấu một bước trưởng thành mới để đáp ứng được những yêu cầu và kỳ vọng của Chính phủ trong việc thúc đẩy khoa học, công nghệ và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của quốc gia.
“Triển lãm quốc tế đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023 cùng với Lễ khánh thành Trung tâm đổi mới sáng tạo Quốc gia ngày hôm nay cũng chính là hiện thực hóa công cuộc đổi mới sáng tạo bước vào giai đoạn mới”, Thủ tướng phát biểu.
Ông tin rằng việc thánh thành Trung tâm đổi mới sáng tạo Quốc gia sẽ tạo ra không gian đổi mới sáng tạo cho đất nước, thể hiện rõ tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới để phát triển thành mô hình thúc đẩy đổi mới sáng tạo cho đất nước, đồng thời góp phần tạo nên một biểu tượng mới cho Việt Nam, là điểm đến của đổi mới sáng tạo.
“Độc lập, tự chủ nhưng phải chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng và vươn lên về khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo thì Việt Nam mới có thể bắt kịp, đi cùng, tiến lên cùng thế giới trên con đường phát triển nhanh, bền vững và hấp thụ tốt nhất những tiến bộ của khoa học loài người”, Thủ tướng nhấn mạnh.
“Trung tâm sở hữu những điểm khác biệt riêng, như là một trong những mô hình trung tâm đổi mới sáng tạo đầu tiên trên thế giới do nhà nước làm chủ phục vụ mục tiêu chung của quốc gia, có cơ chế và chính sách ưu đãi đặc thù được quy định tại Nghị định số 94/2020/NĐ-CP của Chính phủ và được đầu tư, vận hành hoàn toàn bằng nguồn vốn xã hội hóa” - Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh trong bài phát biểu tại sự kiện khánh thành.
“Đây là cơ chế rất hay, nếu dựa vào nguồn vốn Nhà nước và thực hiện theo quy luật đầu tư công sẽ làm hạn chế rất nhiều năng lực sáng tạo của trung tâm”, ông Nguyễn Mại bình luận bên lề sự kiện.
Ngoài cơ chế khác biệt, theo ông Mại, NIC Hòa Lạc sẽ được tiếp thêm rất nhiều động lực, nhờ sự đánh giá cao từ các đối tác, nhà đầu tư trong và ngoài nước vào kinh tế, tiềm năng đổi mới sáng tạo của Việt Nam, dù bối cảnh thế giới hiện đang ở trạng thái rất khó khăn. Việt Nam đang có một số lợi thế mà ít nước trong khu vực có được.
Ngoài những lợi thế như ổn định về chính trị cũng như kinh tế vĩ mô, không có lạm phát cao, hay thị trường tiềm năng rất lớn, tốc độ chuyển đổi số nhanh, ông Mại còn nhắc đến một yếu tố rất quan trọng, là Việt Nam hiện đã có quan hệ rất tốt với nhiều nước.
“Trước đây, các dòng vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu từ châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc được nhắc đến rất nhiều. Nhưng chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tại Việt Nam thời gian gần đây đã mở ra một cơ hội rất lớn về đầu từ từ Mỹ, từ EU, đặc biệt là vào lĩnh vực công nghệ cao, bán dẫn - các lĩnh vực mà NIC Hòa Lạc rất chú trọng”, GS.TSKH Nguyễn Mại cho biết.
Ông Chad Ovel, Tổng giám đốc Mekong Capital cho rằng, không chỉ cung cấp cơ sở hạ tầng hiện đại, NIC Hòa Lạc còn đóng vai trò thúc đẩy môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp và nhà khoa học nghiên cứu, kích thích sự sáng tạo và tinh thần kinh doanh trong nước, và trở thành nơi cho doanh nghiệp cũng như các nhà khoa học có thể giới thiệu sản phẩm của họ ra thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao kiến thức và các cơ hội kết nối có giá trị, thúc đẩy sự hợp tác và truyền cảm hứng cho các thế hệ tương lai.
“Hơn nữa, sự kiện sẽ nâng cao danh tiếng toàn cầu của Việt Nam, từ đó, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của quốc gia bằng cách tạo việc làm và phát triển các ngành công nghiệp dựa trên công nghệ”, ông Chad Ovel, Tổng Giám đốc Mekong Capital nhấn mạnh.
Phó Chủ tịch Tập đoàn Meta, phụ trách Chính sách công khu vực châu Á - Thái Bình Dương Simon Milner đánh giá: “Sự kiện khánh thành lần này có thể xem là một ví dụ điển hình thể hiện tham vọng và quyết tâm của lãnh đạo Chính phủ Việt Nam trong việc phát triển lĩnh vực đổi mới sáng tạo ở Việt Nam”.
Phát biểu tại buổi lễ khánh thành, Thủ tướng chỉ đạo 6 nhiệm vụ trọng tâm quan trọng, để phát huy tối đa hiệu quả đầu tư đối với Trung tâm đổi mới sáng tạo Quốc gia.
Thứ nhất, các thể chế, chính sách cho hoạt động đổi mới sáng tạo Việt Nam cần phải được hoàn thiện để có thể đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển trong thực tiễn của các chủ thể, của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, đặc biệt là các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo…
“Trong đó, cần mạnh dạn nghiên cứu, triển khai cơ chế thử nghiệm đặc thù cho các đối tượng, lĩnh vực đổi mới sáng tạo có tiềm năng tạo bứt phá và động lực mới cho nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thứ hai, xây dựng chiến lược, kế hoạch, chương trình hành động để tập trung phát triển những lĩnh vực có hàm lượng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo cao và mang lại giá trị gia tăng cao cho Việt Nam. Đơn cử là ngành công nghiệp bán dẫn, công nghiệp hydrogen, y tế, giáo dục, trí tuệ thông minh… Đồng thời, cần chuẩn bị các điều kiện hạ tầng nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển các ngành và lĩnh vực quan trọng khác.
Thứ ba, tinh thần hợp tác, kết nối với hiệu quả bền vững, toàn diện giữa các chủ thể của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo cần phải được phát huy, gồm khối doanh nghiệp, tập đoàn lớn, khối doanh nghiệp vừa và nhỏ, khởi nghiệp sáng tạo, khối viện, trường nghiên cứu, trường đại học, khối tổ chức hỗ trợ đổi mới sáng tạo, trung tâm đổi mới sáng tạo, các vườn ươm đổi mới sáng tạo…
Thứ tư, các hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo và khoa học công nghệ cũng cần phải được đẩy mạnh. Đặc biệt là hợp tác giữa doanh nghiệp, tổ chức đổi mới sáng tạo trong nước với các doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới.
Thứ năm, tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển chung cho đổi mới sáng tạo quốc gia, sớm triển khai vận hành, thu hút các đối tác đầu tư xây dựng cơ sở nghiên cứu phát triển trung tâm tại khu vực công nghệ cao Láng Hòa Lạc. Hoàn thiện hạ tầng chiến lược kết nối, nhất là về giao thông và dịch vụ của Khu công nghệ cao này.
Cuối cùng, Thủ tướng đề nghị các bộ, các ngành, các địa phương tích cực chủ động phối hợp để triển khai hiệu quả những nhiệm vụ, giải pháp, chủ trương của nhà nước đã đề ra trong việc phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo. Trong đó, luôn đặt doanh nghiệp, người dân là trọng tâm của đổi mới sáng tạo, tập trung xây dựng hoàn thiện trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia.
Cùng với 6 nhiệm vụ được Thủ tướng chỉ ra, theo góc nhìn của ông Nguyễn Mại, NIC Hòa Lạc chính thức đi vào hoạt động là một sự kiện đáng mừng, nhưng hoạt động đổi mới sáng tạo của Việt Nam vẫn còn một chặng đường dài phía trước. Với trung tâm mới, chưa có tiền lệ ở Việt Nam như NIC Hòa Lạc, có 2 yếu tố rất quan trọng phải làm.
Yếu tố quan trọng hàng đầu là chọn được những người ưu tú nhất vào trung tâm. Như ông Phạm Nhật Vượng, khi thành lập Trung tâm BigData đã mời một nhà khoa học nổi tiếng của Việt Nam về Big Data là ông Vũ Hà Văn về làm Tổng giám đốc.
Theo ông Mại, các trung tâm đổi mới sáng tạo, cần học tập ông Phạm Nhật Vượng, chọn được những người tài năng nhất thực hiện các nhiệm vụ của trung tâm. Ví dụ, Trung tâm Bigdata của Vingroup có một đội ngũ rất lành nghề. Họ được sinh hoạt, tạo điều kiện với các công nghệ hiện đại nhất, có phương pháp nghiên cứu tốt nhất, được hợp tác quốc tế tốt nhất.
Yếu tố thứ hai là điều mà từ lâu các viện nghiên cứu Việt Nam chưa làm được. Cụ thể, khi có thành quả về đổi mới sáng tạo, chúng ta cần làm sao biến các ý tưởng đó trở thành các sản phẩm thương mại. Các viện nghiên cứu của chúng ta nghiên cứu rất tốt nhưng đưa sản phẩm ra thị trường rất chậm.
Cuối cùng, ông Mại lưu ý: “Nghiên cứu, đổi mới sáng tạo bao giờ cũng có thành công, thất bại, nhưng nếu chúng ta có cơ chế đúng để khuyến khích những người dám nghĩ, dám làm, thì cuối cùng sẽ thành công”.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"