Những công cụ hỗ trợ người kinh doanh online trên nền tảng số

    Quang Vũ, Nhịp sống kinh tế 

    Kinh doanh online thời đại hậu Covid-19 vẫn đang trên đà tăng trưởng. Cơ hội mới không ngừng mở ra cho những nhà bán hàng cá nhân nhờ sự hỗ trợ đắc lực của các công cụ ngày một phát triển trên nền tảng số.

    "Bức tranh" kinh doanh online tại Việt Nam

    Nền kinh tế thế giới vẫn đang trong giai đoạn phục hồi hậu Covid-19. Thương mại điện tử, sau thời kỳ bùng nổ trong đại dịch, vẫn tiếp tục là một trong những động lực chính thúc đẩy nền kinh số phát triển.

    Theo số liệu thống kê của Bộ Công Thương năm 2022, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam ước đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả nước. Số lượng người Việt mua hàng trực tuyến trong cùng thời kỳ lên đến hơn 51 triệu, tăng 13,5% so với năm trước. Với tốc độ phát triển này, Statista dự báo Việt Nam sẽ sở hữu thị trường thương mại điện tử lớn thứ 2 tại Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia trước năm 2025.

    Trong thị trường sôi động này, Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam của Bộ Công Thương đã chỉ ra rằng trong năm 2022, có đến 70% người dùng mua sắm trực tuyến qua các sàn thương mại điện tử, 65% mua qua các diễn đàn mạng xã hội và 63% mua sắm qua các ứng dụng di động.

    Những công cụ hỗ trợ người kinh doanh online trên nền số - Ảnh 1.

    Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2022

    Với sự hỗ trợ tích cực của các nền tảng, kinh doanh online không chỉ là chiến lược tất yếu của các thương hiệu lớn mà còn là cơ hội cho các nhà bán hàng cá nhân theo mô hình C2C (customer to customer). Không cần chi phí đầu tư lớn về mặt bằng, nhân viên như các kênh bán truyền thống, thế giới số đã trở thành địa điểm gặp gỡ mới giữa người mua và người bán. Khả năng kết nối không giới hạn, và sự phát triển của các công cụ số không ngừng mở ra những cơ hội mới, đón chào những tay chơi vừa gia nhập.

    Các công cụ hỗ trợ kết nối không gián đoạn trong thời đại số

    Internet di động phủ sóng rộng khắp

    Bên cạnh các điều kiện cần như tốc độ cao, đường truyền ổn định, bán hàng trong thời đại số đề cao tính "di động" để kết nối với khách hàng mọi lúc mọi nơi. Các nền tảng thương mại điện tử cũng hỗ trợ tối đa với các ứng dụng quản lý trực tuyến giúp người bán thuận tiện tư vấn cho khách hàng, kiểm tra tồn kho, quản lý đơn hàng… tất cả chỉ với một thiết bị di động có kết nối internet trong tay.

    Tại Việt Nam, vùng phủ 3G/ 4G đã lên đến 95% dân số. Internet di động tốc độ cao với chi phí hợp lý đã giúp việc quản lý kinh doanh trên nền tảng số dễ dàng hơn bao giờ hết.

    Sự bùng nổ của các kênh bán bán hàng mới

    Tiên phong trong việc thay đổi thói quen giải trí của người dùng trên toàn thế giới với những video ngắn, TikTok cũng đang là nền tảng dẫn đầu cho xu hướng bán hàng livestream. Việc mua bán nay không còn diễn ra một chiều mà có sự tương tác trực tiếp giữa người mua và người bán. Khách hàng sẽ được giải đáp thắc mắc ngay tức thì. Người bán cũng sẽ có cơ hội tư vấn sản phẩm chi tiết hơn. Quyết định mua sẽ được thực hiện nhanh chóng dưới sự thúc đẩy của các chương trình ưu đãi giới hạn chỉ có trong phiên bán hàng trực tiếp (live).

    Những công cụ hỗ trợ người kinh doanh online trên nền số - Ảnh 2.

    Bán hàng livestream đang là hình thức kinh doanh phổ biến hiện nay.

    Khởi đầu từ TikTok, hình thức bán hàng livestream này đã trở nên phổ biến trên mọi kênh bán hàng online, từ các sàn thương mại điện tử đến các mạng xã hội như Facebook và Instagram. Các ứng dụng này cũng không còn là các kênh giải trí đơn thuần mà đã kiêm nhiệm, trở thành nền tảng phục vụ cho công việc, từ đó gia tăng nhu cầu sử dụng TikTok, Facebook không giới hạn từ thiết bị di động.

    Nhu cầu về SIM thứ hai

    Việc kinh doanh trên nền tảng số mang đến cho các chủ shop online một cuộc đời thứ hai. Điều này đồng nghĩa với việc họ cần một công cụ định danh mới, giúp họ an toàn hơn khi tiến hành các hoạt động bán hàng. Sở hữu SIM điện thoại thứ hai trở nên cần thiết, vừa thuận tiện cho việc liên hệ với khách hàng, vừa đảm bảo tính riêng tư, không bị nhầm lẫn với các mối quan hệ cá nhân.

    Trong thời đại vàng của thương mại điện tử, nhằm mang đến cho thị trường (đặc biệt là các nhà bán hàng online) một công cụ tối ưu kết hợp giữa công nghệ - viễn thông, hệ sinh thái thanh toán trực tuyến VNPAY đã cho ra mắt mạng di động  VNSKY. Đây là bước đi giúp kỳ lân công nghệ này hoàn thiện mảnh ghép trải nghiệm số, tiếp tục mở ra cho người dùng những cơ hội mới trên vũ trụ số đa dịch vụ - đa tiện ích.

    Những công cụ hỗ trợ người kinh doanh online trên nền số - Ảnh 3.

    VNSKY là mạng di động vừa ra mắt của hệ sinh thái số VNPAY.

    Nhờ việc bắt tay với những đối tác lớn mà VNSKY ngay lập tức sở hữu vùng phủ sóng rộng khắp và chất lượng sóng khỏe trên toàn quốc. Trong lần ra mắt này, VNSKY mang đến cả hai định dạng SIM vật lý và eSIM, đảm bảo sự tiện lợi khi khách hàng có thể sử dụng kết hợp cùng lúc nhiều SIM hoặc thay đổi SIM mà không cần tháo lắp.

    Các gói cước của VNSKY có giá chỉ từ 59.000 đồng, đặc biệt khi mua SIM VNSKY kèm bộ hòa mạng 89.000 đồng cho 60 ngày kích hoạt trước 1/9/2023, người dùng sẽ có không giới hạn data với 3GB tốc độ cao mỗi ngày, miễn phí dung lượng khi sử dụng Youtube, TikTok và ví VNPAY. Hiện nay, gói cước data kết hợp miễn phí tất cả cuộc gọi nội mạng VNSKY, Mobifone và 50 phút gọi ngoại mạng đang là sự lựa chọn được yêu thích, đặc biệt là với các chủ shop online. Trong bối cảnh từ ngày 15/6/2022, các nhà mạng lớn tại Việt Nam sẽ chính thức dừng triển khai những gói cước khủng, SIM VNSKY với những gói cước hấp dẫn xuất hiện như một lựa chọn tối ưu dành cho người dùng.


    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày