Những công nghệ TV đột phá vừa ra mắt chứng minh Samsung vẫn là “ông trùm” trong ngành sản xuất TV

    Thiên Long,  

    Không chỉ chiếm lĩnh vị thế dẫn đầu về công nghệ điện gia dụng, gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc Samsung đang cho thấy danh tiếng “thương hiệu TV bán chạy nhất thế giới” chẳng phải tự nhiên thuộc về mình.

    Tuy chỉ mới ngày đầu nhưng Samsung đã khiến các vị khách tới triển lãm đi qua hết từ sự ngạc nhiên này tới sự ngạc nhiên khác. Những công nghệ TV mới vừa ra mắt của Samsung một lần nữa minh chứng, hãng công nghệ Hàn Quốc đã và sẽ là “người khai sáng” tương lai của thị trường TV.

    Chỉ cần lướt qua gian hàng của Samsung tại CES 2018 có thể thấy một sự đông vui đến bất ngờ. Đa số các quan khách tới triển lãm đều bị choáng ngợp bởi những công nghệ TV mới mà Samsung đem tới đây.

    Biến video thường thành video 8K nhờ công nghệ AI - đột phá đi đầu làng TV của Samsung

    Chỉ cách đây 1-2 năm, khái niệm 8K nghe có vẻ mơ hồ thì nay đã gần hơn bao giờ hết với đột phá công nghệ AI của Samsung, biến mọi nguồn phát video từ SD tới 4K đều có thể thành 8K hết.

    Đi trước Samsung, Sony là hãng tiên phong đưa công nghệ nâng cấp độ phân giải 4K (Upscaling) lên dòng TV Bravia. Nhưng do phụ thuộc vào chip xử lý nên công nghệ không thể đem tới một chất lượng tối ưu nhất.

    Khi 8K dần trở thành một tiêu chuẩn mới của TV thì lại có vấn đề nảy sinh. Các nội dung chất lượng cao còn khá nghèo nàn và không thể đáp ứng nhu cầu trình chiếu trên TV 8K. Khoảng cách giữa chuẩn 8K và nhu cầu thưởng thức nội dung siêu nét cứ vì thế mà ngày càng xa.

    Nhưng với công nghệ AI mới của Samsung, khoảng cách này sẽ sớm bị xóa nhòa.

     Công nghệ AI sẽ tự học và phân tích hàng triệu bức ảnh để biết đâu là chất lượng độ phân giải cao nhất

    Công nghệ AI sẽ tự học và phân tích hàng triệu bức ảnh để biết đâu là chất lượng độ phân giải cao nhất

    Chiếc TV QLED Q9S mà Samsung trình diễn tại CES khiến nhiều người không khỏi bất ngờ bởi khả năng biến một nguồn phát Full HD thành 8K, rực rỡ và nét đến khó tin.

    Samsung tiết lộ, công nghệ AI với khả năng xử lý nhanh gấp 64 lần, hỗ trợ phục hồi chất lượng hình ảnh, giảm nhiễu, tái tạo chi tiết, đồng thời làm sắc nét các mép hình, tránh hiện tượng răng cưa thường thấy do “ép” độ phân giải gây ra.

    The Wall – Không chỉ là chiếc TV lớn nhất thế giới, đó còn là vị thuyền trưởng “Christopher Columbus”của ngành công nghiệp TV

    Nếu vẫn chưa hết choáng ngợp với những gì mà công nghệ AI có thể làm được thì hãy tạm qua gian trưng bày chiếc TV Samsung mang tên The Wall, một sản phẩm sẽ làm bạn tiếp tục sửng sốt hơn.

    Đúng vậy, cái tên The Wall hay “Bức Tường” đã nói lên tất cả. Với kích thước khổng lồ lên tới 146 inch, The Wall gần như chiếm trọn cả một mảng tường trang trí tại CES 2018. Có lẽ khi đứng trước The Wall, bạn sẽ chẳng thể nào nhận ra, đâu là ranh giới giữa bức tường và TV nữa.

    MicroLED – tương lai của màn hình hiển thị

    The Wall không chỉ là một chiếc TV siêu khủng, đó còn là cả thành tựu công nghệ đi trước của Samsung. Theo hãng điện tử Hàn Quốc, The Wall sử dụng công nghệ hiển thị microLED mô-đun do chính hãng tự phát triển.

    Nghe có vẻ mơ hồ nhưng microLED lại là công nghệ hiển thị được khẳng định sẽ là tương lai của màn hình hiển thị, thay thế cho LCD và OLED.

    Samsung khẳng định, microLED TV là một chiếc TV tự phát sáng với các đèn LED kích cỡ micromet. Điều này cũng đồng nghĩa, TV sẽ không cần tới đèn nền để chiếu sáng các điểm ảnh đem tới hiệu quả giảm tiêu thụ điện năng ấn tượng.

    Không cần tới đèn nền không có nghĩa chất lượng hình ảnh sẽ đi xuống. Thậm chí microLED còn đem tới độ bão hòa cao, góc nhìn rộng và độ sáng lớn. Công nghệ microLED được khẳng định mang tới chất lượng hiển thị ngang ngửa với OLED, trong khi đem tới lợi thế mỏng, nhẹ, độ phân giải và độ sáng cao hơn.

    Khái niệm mô-đun không còn bó hẹp trong điện thoại mà đã mở rộng tới TV

    Một chi tiết công nghệ cũng được Samsung khéo léo lồng ghép trên The Wall chính là mô-đun. Tưởng chừng một khái niệm chỉ có thể xuất hiện trên các thiết bị di động thì nay đã có mặt trên cả TV.

    Thiết kế mô-đun đem tới cho The Wall khả năng tùy biến cực kỳ ấn tượng, ví dụ như thay đổi kích thước màn hình nhỏ hoặc lớn hơn 146 inch để phục vụ cho nhiều mục đích sử dụng và không gian trang trí.

     Nếu bạn có một khoảng tường đủ rộng, việc đặt chiếc TV này như một chiếc gương khổng lồ, hay một bể cá cảnh chắc chắn sẽ không phải là ý tưởng tồi.

    Nếu bạn có một khoảng tường đủ rộng, việc đặt chiếc TV này như một chiếc gương khổng lồ, hay một bể cá cảnh chắc chắn sẽ không phải là ý tưởng tồi.

    Tại CES 2018, Kim Hyun-suk - người đứng đầu bộ phận điện tử và tiêu dùng của Samsung không ngần ngại chia sẻ tham vọng sẽ kết nối mọi thiết bị trong hệ sinh thái của hãng thông qua IoT (Internet of Things) vào năm 2020.

    Việc gắn kết mọi sản phẩm của Samsung, trong đó có TV thông qua một nền tảng thông minh, nhất quán, chắc chắn sẽ tạo nên những bước ngoặt chưa từng có trong ngành công nghệ trên thế giới.

    Dù chỉ còn hai năm để thực hiện hóa mục tiêu nhưng với những thành tựu đã có, Samsung hoàn toàn có cơ sở để tự tin biến mọi thứ “kết nối” được với cuộc sống của con người trong tương lai.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ