Đối với những nhà khảo cổ học, thế giới cổ đại luôn ẩn chứa nhiều bí mật, vẫn còn rất nhiều câu hỏi đang cần lời giải đáp.
Cái cách mà người cổ đại tạo nên những công trình khổng lồ, trường tồn vĩnh cửu với thời gian hay sự biến mất của cả một nền văn minh hùng mạnh, luôn thu hút những nhà nghiên cứu, giới truyền thông và mọi người trên thế giới. Dưới đây là một số công trình bí ẩn của nhân loại. Vậy ai đã tạo ra chúng? Tại sao họ lại tạo ra chúng ? Có phải con người tạo ra hết tất cả không hay còn một bàn tay nào khác ? Thật khó để trả lời!
1. Đảo Phục Sinh
Vào thời điểm đầu, các nhà thám hiểm Châu Âu miêu tả rằng đảo Phục Sinh chỉ là một hòn đảo hoang, không có người ở. Bởi thời điểm đó, nó không hề có cây cối, không khác gì một cánh đồng cỏ rộng lớn cả. Nhưng đáng ngạc nhiên, rải rác trên cánh đồng này là gần 1000 “Moai” : những bức tượng người bằng đá nguyên khối khổng lồ, nặng tới 86 tấn.
Theo như tác giả Jared Diamond, chính việc xây dựng những bức tượng đá này đã hủy hoại nền văn minh thịnh vượng một thời. Người dân đã chặt phá rừng bừa bãi để có thể lấy gỗ làm phương tiện vận chuyển hàng nghìn bức tượng đá. Dần dần, hòn đảo trở nên trơ trụi, đánh mất hệ sinh thái vốn có của mình. Không có môi trường sống thích hợp, các loài chim nơi đây dần tuyệt chủng. Người dân không còn gỗ để làm thuyền, không thể đi ra khơi bắt cá – một trong những nguồn lương thực chính của người dân bản địa. Có giả thiết cho rằng người dân của đảo Phục Sinh còn ăn thịt người để có thể sinh tồn.
2. Teotihuacan – thành phố của các kim tự tháp cổ đại
Được đánh giá là trung tâm của một nền văn minh cổ đại, Teotihuacan là một trong những thành phố lớn nhất thế giới trong những năm 600 sau công nguyên, bao gồm 200,000 người dân sinh sống. Chạy dọc theo trục Bắc – Nam của thành phố là đường chính lớn dẫn vào Teotihuacan, được biết với cái tên “Đại lộ tử thần” (theo tên được đặt bởi người Aztec). Trải dài khoảng 3,2km, hai bên là những cái bục lớn, những bức tường được trang trí, những quảng trường rộng và 2 kim tự tháp đủ lớn để có thể cạnh tranh với những kim tự tháp của người Ai Cập cổ đại.
3. Machu Picchu – Thành phố bị mất của người Inca
Thực ra Machu Picchu không phải là “thành phố bị mất” như nhiều người tin, nó chỉ đơn giản là một nơi lui tới thường xuyên của các vị vua Inca vào mùa hè. Mãi đến tận năm 1911, nhà thám hiểm Hiram Bingham mới công bố Machu Picchu với thế giới. Địa danh này là điểm thu hút khách du lịch nhiều nhất của Peru, một biểu tượng quen thuộc nhất của nền văn minh Inca.
4. Những quả cầu bằng đá bí ẩn ở Costa Rica
Trong một chuyến phạt rừng để trồng chuối vào năm 1940, những công nhân của công ty United Fruit đã phát hiện ra những quả cầu đá lớn bị chôn vùi trong nền đất rừng ở Costa Rica.
Đó thực sự là một số phận đáng buồn cho một báu vật khảo cổ lớn nhất khu vực. Người ta đã phát hiện ra hàng trăm khối cầu đá, với nhiều kích cỡ, kể cả bằng quả bóng chày cho tới kích thước của những chiếc ôtô. Hầu hết những khối cầu này được chạm khắc bằng những công cụ làm từ đá, bởi người Costa Rica cổ đại chưa hề biết sử dụng kim loại. Bên cạnh đó, các nhà khảo cổ học còn phát hiện rằng đây không phải một thói quen nhất thời bởi những khối cầu này được tạo ra từ khoảng những năm 600 đến 1500 Sau công nguyên.
5. “Thế giới ngầm” Yonaguni
Quần đảo Yonaguni chính là một hình ảnh thu nhỏ của nền văn hóa Nhật Bản với nhiều đặc sản và nhiều cảnh đẹp nổi tiếng. Nhưng điều đặc biệt hấp dẫn của quần đảo này là những phế tích dưới nước tại bờ biển phía nam của nó. Đây gần như là một quần thể kiến trúc bằng đá khổng lồ, được tin là tàn tích của một nền văn minh cổ đại. Người ta đã phát hiện ra một phiến đá lớnvới những đầu vuông góc, nhẵn nhụi có tuổi thọ lên tới 8000 năm, đó quả là một con số kinh ngạc với kĩ thuật chạm khắc thời bấy giờ.
Phác thảo sơ qua về quần thể Yonaguni
Cuối cùng, các cuộc tranh luận về nguồn gốc của tàn tích bí ấn này cũng kết thúc khi các nhà địa chất biển đã chứng thực rằng đây là một sản phẩm do con người tạo ra. Các trí thức Nhật Bản như giáo sư Masaaki Kimura của trường đại học Ryukyu cũng bác bỏ truyền thuyền về lục địa Mu trước đây của mình. Một số các nhà sử học còn cho rằng nền văn minh cổ đại – tác giả của những tàn tích trên – có thể có từ 10.000 năm về trước, tức là trước cả thời kỳ mở đầu của nền văn minh Ai Cập!
Tham khảo : HowStuffWork
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android