Bàn chân được coi là trái tim thứ 2 của cơ thể. Mỗi vị trí ở lòng bàn chân đều tương ứng với các cơ quan nội tạng. Những dấu hiệu ở bàn chân đôi khi không quá nguy hiểm, nhưg trong nhiều trường hợp chúng lại đang cảnh báo sức khỏe đang gặp vấn đề.
Trong y học, bàn chân có mối quan hệ mật thiết với tim, não, các dây thần kinh và mạch máu. Nhận biết những dấu hiệu ở bàn chân giúp bạn phát hiện sớm một số vấn đề sức khỏe.
Theo Đông y, bàn chân phản ánh sức khỏe con người. Muốn biết cơ thể có khỏe mạnh hay không chỉ cần nhìn vào màu sắc bàn chân và nhiệt độ bàn chân. Một số dấu hiệu ở bàn chân như chân lạnh, chân mất cảm giác, chân thường xuyên bị chuột rút phản ánh cơ thể đang mang bệnh.
1. Dựa vào màu sắc
- Màu sắc của móng chân
Tương tự như móng tay, việc bắt bệnh qua màu sắc móng chân cũng là phương pháp thăm khám lâm sàng giúp phát hiện một số vấn đề sức khỏe.
Người có sức khỏe tốt thường có móng chân màu hồng nhuận và sáng bóng. Tuy nhiên nếu màu sắc móng chân bất thường như:
Móng nhợt nhạt: Máu lưu thông kém hoặc cơ thể bị thiếu máu, thiếu chất dinh dưỡng
Móng chân xuất hiện những sọc kẻ: Sức đề kháng yếu, cơ thể dễ suy nhược.
Như vậy tùy vào màu sắc móng chân mà người bệnh cần chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống và bổ sung vitamin, chất dinh dưỡng cho cơ thể.
- Màu sắc của ngón chân
Cũng tương tự như màu móng chân, một người khỏe mạnh thường có màu sắc ngón chân hồng hào, không quá đỏ hoặc quá trắng, ngón chân đầy đặn, không nhăn nheo hoặc có hình dáng bất thường.
Nếu ngón chân của bạn không dày dặn hoặc nhăn nheo cho thấy cơ thể có sức khỏe kém, lưu thông máu không tốt. Nếu chân quá đỏ có thể do bị tắc nghẽn mạch máu ở chân, cản trở sự lưu thông máu.
- Màu sắc của lòng bàn chân
Lòng bàn chân có nhiều huyệt quan trọng có mối quan hệ với các cơ quan nội tạng như gan, thận, tim mạch, dạ dày… Lòng bàn chân của một người khỏe mạnh thường có màu hơi đỏ, nghiêng về màu hồng nhuận. Nếu chân của bạn có màu trắng bệch hoặc quá đỏ, hay các màu sắc khác bất thường, cần đi khám đề được chấn đoán chính xác tình trạng bệnh đang mắc phải.
Màu sắc bất thường của lòng bàn chân:
- Chân quá đỏ: cho thấy bạn đang bị nóng trong; cần tăng cường các thực phẩm thanh nhiệt, giải độc mát gan
- Chân có màu xanh: Người có tính hàn, dễ bị lạnh chân
- Chân có màu vàng, bệnh về gan.
- Chân màu trắng: cơ thể suy nhược, thể hàn hoặc thiếu máu
- Chân có màu tím hoặc đen, có thể lưu thông máu không được tốt.
2. Dựa vào nhiệt độ của bàn chân
Bàn chân giúp giữ nhiệt cho cơ thể. Người khỏe mạnh thường sẽ ấm vào mùa đông và mát vào mùa hè. Nếu chân lạnh vào mùa đông có thể do lưu thông máu đến chân kém. Ngoài ra, người có bàn chân lạnh cũng có thể do thận yếu.
Để khắc phục tình trạng bàn chân lạnh vào mùa đông, bạn có thể áp dụng một số mẹo nhỏ như: giữ ấm bằng giày hoặc tất, dùng nhiều thực phẩm giúp làm nóng như gừng, tỏi, ngâm chân nước nóng… Vào mùa hè, bàn chân đổ nhiều mồ hôi do nóng trong, thận hư nên ăn nhiều bí đao, thịt nạc và những thực phẩm có tính hàn, giải nhiệt.
3. Dấu hiệu nguy hiểm ở bàn chân
- Chân khô, da bong tróc
Da chân khô bong tróc là một trong nhiều dấu hiệu ở bàn chân cảnh báo tình trạng sức khỏe của bạn. Mùa đông thời tiết khô hanh, độ ẩm trong không khí giảm mạnh, sự tiết ra của các tuyến bã nhờn giảm đi, khiến da của nhiều người trở nên khô hơn và khiến cho da dễ bị nứt nẻ, bong tróc và ngứa. Ngoài yếu tố thời tiết thì việc nhiễm nấm ngứa cũng gây ra hiện tượng nứt nẻ, phồng rộp.
Để khắc phục tình trạng chân bị khô, cần ưu tiên sử dụng các loại sữa tắm, dưỡng thể có thành phần dưỡng ẩm, thường xuyên ngâm chân, tẩy da chết để tái tạo da mới. Cần uống nhiều nước, ăn nhiều rau quả và các thực phẩm giàu protein.
- Chân thường xuyên bị chuột rút
Chuột rút là dấu hiệu ở bàn chân cảnh báo cơ thể đang thiếu canxi hoặc ít vận động. Tuy nhiên một số trường hợp bị chuột rút do mắc các bệnh lý như xơ vừa động mạch, tắc động mạch , giãn tĩnh mạch khiến máu lưu thông kém, không đủ cung cấp đến các chi dưới.
Phụ nữ mang thai thường dễ bị chuột rút, nhất là vào ban đêm, tương tự như ở người cao tuổi. Do vậy cần chú ý bổ sung canxi trong thai kỳ, trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Khi bị chuột rút, cố gắng thả lỏng cơ thể, không cố gắng sức. Nếu bị chuột rút liên tục cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe.
- Tê chân
Trừ trường hợp ngồi quá lâu trong một tư thế khiến dây thần kinh bị tê thì tê chân cũng là một trong những dấu hiệu ở bàn chân phản ánh sức khỏe rõ nhất. Điển hình như bệnh tiểu đường, bệnh cột sống.
Để khắc phục hiện tượng tê chân, bạn cần lưu ý ngồi đúng tư thế, vận động thường xuyên để lưu thông mạch máu. Nếu thuộc nhóm bệnh lý, cần đi khám để biết chính xác tình trạng sức khỏe đang gặp phải và có hướng xử lý trước khi có biến chứng nặng hơn.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?