Những điều cần phải nhớ trước mỗi chuyến đi nước ngoài

    A.D,  

    Theo báo cáo về Tương lai du lịch nước ngoài tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Mastercard, số lượng người Việt Nam đi du lịch nước ngoài năm 2021 sẽ khoảng 7,5 triệu lượt. Trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam chỉ xếp sau Myanmar về tăng trưởng du lịch nước ngoài với mức 9,5% vào năm 2021.

    Đa số người tiêu dùng đều đã và đang sử dụng thẻ tín dụng như phương thức thanh toán ưu tiên khi đi mua sắm tại nước ngoài nhờ vào sự tiện lợi và an toàn của nó, với 64% người tiêu dùng chọn thanh toán cho những mặt hàng cao cấp bằng thẻ tín dụng.

    Ngày nay, với những công nghệ bảo mật tiên tiến bậc nhất và sự hỗ trợ của mạng lưới các ngân hàng cũng như các đối tác rộng khắp, thẻ tín dụng được xem là một phương pháp thanh toán an toàn, nhanh chóng và cực kỳ tiện lợi cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, chúng ta vẫn nên biết những cách chủ động bảo vệ thẻ của mình khi chi tiêu, mua sắm để tránh những rắc rối có thể xảy ra.

    Kích hoạt sử dụng thẻ tín dụng trước mỗi chuyến đi

    Trước mỗi chuyến đi nước ngoài, hãy kích hoạt việc sử dụng thẻ ở nước ngoài cho thẻ tín dụng của bạn với ngân hàng phát hành thẻ. Hạn chế đem và sử dụng tiền mặt quá nhiều vì lí do an ninh, cũng như bản chất không thể truy tìm lại được khi mất của tiền mặt. Và đừng quên đăng ký nhận thông báo qua SMS với ngân hàng phát hành thể để nhận những thông báo qua tin nhắn mỗi khi bạn thực hiện giao dịch bằng thẻ tín dụng.

    Hạn chế đưa thẻ tín dụng cho người lạ khi mua sắm, chi tiêu tại nhà hàng, cửa hiệu
    Hạn chế đưa thẻ tín dụng cho người lạ khi mua sắm, chi tiêu tại nhà hàng, cửa hiệu

    Hạn chế việc đưa thẻ tín dụng của bạn cho người khác mang đi thanh toán, vì họ có thể chụp lại thông tin trên thẻ tín dụng của bạn. Tốt nhất, hãy có mặt tại quầy thanh toán để tận mắt chứng kiến giao dịch và cần lên tiếng cảnh báo nếu nhân viên ghi chú lại thông tin trên thẻ của bạn.

    Cũng không bao giờ tiết lộ thông tin thẻ qua điện thoại cho bất cứ ai, kể cả bạn bè, hoặc người lạ tự nhận mình là nhân viên của ngân hàng, hay quản lý của cửa hàng nào đó yêu cầu bạn gửi thông tin để kiểm tra lại đơn hàng vừa mua.

    Giữ những giấy tờ tùy thân quan trọng ở một nơi an toàn
    Giữ những giấy tờ tùy thân quan trọng ở một nơi an toàn

    Thay vì mang theo tất cả các thẻ thanh toán, hãy chỉ mang theo những thẻ thiết yếu và giữ những vật dụng còn lại (hộ chiếu, thẻ thanh toán khác) trong một nơi an toàn như két sắt ở khách sạn. Việc này sẽ giúp bạn luôn có những giấy tờ cần thiết trong trường hợp thẻ bị mất hay bị đánh cắp.

    Nhớ kiểm tra bảng sao kê hàng tháng

    Sau mỗi chuyến đi đừng quên kiểm tra lại bảng sao kê thẻ tín dụng hàng tháng của bạn. Nếu phát hiện ra những khoản thanh toán trái phép, hãy thông báo ngay với ngân hàng phát hành thẻ.

    Gọi ngay cho ngân hàng nếu bị mất thẻ hay phát hiện giao dịch trái phép

    Ghi chú lại số điện thoại hotline của ngân hàng phát hành thẻ của bạn trước chuyến đi để kịp thời thông báo trong những tình huống xấu có thể xảy ra. Nếu bạn bị mất thẻ, hãy gọi cho ngân hàng và báo cáo mất thẻ ngay lập tức. Ngân hàng phát hành sẽ giúp đóng băng thẻ của bạn và một chuyên viên tư vấn khẩn cấp sẽ liên lạc với bạn nhằm cung cấp cho bạn một khoản tiền sử dụng khẩn cấp.

    Cuối cùng, dù trường hợp xấu nhất là mất tiền trong thẻ xảy ra, cũng đừng quá lo

    Hãy luôn nhớ rằng, sử dụng thẻ tín dụng luôn tốt hơn là tiền măt vì nếu khi mất tiền mặt thì khả năng lấy lại là hầu như không thể. Đối với thẻ tín dụng, chính sách bảo hiểm của thẻ bạn sẽ lấy lại được tiền đầy đủ, dễ dàng và nhanh chóng, ví dụ chủ thẻ Mastercard sẽ được hoàn tiền lại cho bất kỳ giao dịch chưa được phép theo chính sách miễn trừ trách nhiệm của Mastercard (Mastercard’s Zero Liability).

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ