Tiếp tục khám phá những điều thú vị xung quanh cuốn kinh Qu'ran nổi tiếng.
5. Lời thề trước kinh Qu’ran
Trong nền chính trị Mỹ, nếu bạn không phải là một người thuộc đạo Thiên Chúa mà thuộc một tôn giáo khác thì quãng đường chính trị của bạn sẽ khá gian nan. Tuy rằng Mỹ là một nước có tự do tôn giáo khá cao nhưng hầu hết các chính trị gia có theo đạo đều thuộc Thiên Chúa giáo. Nếu có phải thực hiện lời hứa trước cuốn kinh, cầu nguyện trước bữa ăn … thì hầu các chính trị gia Mỹ đều thực hiện trước sự chứng giám của chúa Giê Su. Tuy nhiên tháng 11 năm 2006, Đảng Dân Chủ Mỹ lần đầu tiên hiện diện một chính trị gia theo đạo Hồi – Keith Ellison. Và ông này đã trở thành nghị sĩ Hạ viện, đại diện cho khu vực Minneapolis ở mang Minnesota. Một vài người người không ủng hộ chuyện này nên đã có những cuộc xung đột trong dư luận. Cho đến nay, trong một vài nghi thức cần tuyên thệ lời thề, người ta vẫn tranh cãi khi những chính trị gia khác thề trên kinh thành còn Ellison thề trên cuốn kinh Qu’ran. Điều này bị coi là trái với truyền thống.
Chuyện tương tự cũng xảy ra tại Úc với Ed Husic, ông này đã phải đối mặt với nhiều lời bôi nhọ trên internet khi thề trước cuốn kinh Qu’ran. Tuy nhiên ông cũng được sự hỗ trợ từ phía chính phủ với lời tuyên bố rằng điều quan trọng là chính phủ muốn mọi người cùng làm việc hòa hợp với nhau.
4. Nội quy sử dụng cuốn kinh Qu’ran
Người Hồi giáo tôn kính kinh Qu’ran hơn mọi cuốn sách khác (và cả hầu hết các thứ khác nói chung ). Trong nhà của người Hồi giáo, nó phải được để một cách cẩn thận trên kệ cao nhất – đại diện cho vị trí ở trên các cuốn sách khác. Và đó mới chỉ là điều đơn giản cơ bản nhất trong rất nhiều các nội quy về việc sử dụng cuốn sách này. Có rất nhiều người do không biết mà vô lý phạm vào nội quy này, nếu ở trong một cộng đồng Hồi giáo, đó là một tội lớn và sẽ bị xử lý.
Khi đặt một cuốn kinh Qu’ran từ trên giá xuống, nó nên ở trong tình trạng đóng lại, nguyên vẹn chứ không được mở sẵn ra trước khi yên vị. Và đừng dại dột dùng nước bọt liếm tay để lật giấy trong cuốn sách linh thiêng này. Khi đọc, bạn không được để sách trong lòng mà phải ở gọn gàng trên bàn.
Bạn có thể sẽ cảm thấy rằng những nội quy này quá cực đoan và thật mệt mỏi. Nhưng đối với Hồi giáo, nền tảng để đặt ra những nội quy này là sự tôn trọng thuần khiết dành cho cuốn kinh. Một quá trình tên là wudu – nghi thức tẩy thể sẽ phải thực hiện trước khi cử hành dâng lễ nguyện. Và với đạo Hồi, người ta cho rằng người phụ nữ không được phép đọc sách kinh Qu’ran trong thời kì kinh nguyệt bởi đó là lúc “không sạch sẽ” của họ. Một điều cần kiêng tránh nữa là ngáp trong khi đọc văn bản linh thiêng này. Nói chung, có hàng tá các nội quy nghiêm ngặt và để tránh không vi phạm bạn nên tìm hiểu kỹ hơn qua các tài liệu.
3. Giá trị của kinh Qu’ran
Trong năm 2007, cuốn kinh Qu’ran đắt nhất trong lịch sử đã được bán ra với giá hơn 2,3 triệu đô la Mỹ. Tuy nhiên đó chưa phải là cuốn sách thánh đắt nhất trong lịch sử. Cuốn sách thánh đắt nhất là một cuốn kinh thánh của đạo Thiên Chúa được bán ra với giá hơn 5,5 triệu đô la Mỹ. Một số những bản sao cổ có giá trị vật chất lớn của kinh Qu’ran cũng thường xuyên bị trộm nhòm ngó. Năm 2000, ba người đàn ông đã bị bắt khi đang cố gắng buôn lậu một cuốn kinh Qu’ran có từ thế kỉ 11 (tại Thổ Nhĩ Kì). Cuốn kinh này có giá ước tính khoảng 50 ngàn đô trên chợ đen.
Đó là một số điều khi nói về giá trị vật chất của cuốn sách thánh này. Còn trên mặt tinh thần thì tất cả những cuốn kinh Qu’ran đối với người đạo Hồi đều cực kì thiêng liêng và không thể thay thế.
2. Kinh Qu’ran bị đốt
Đã có nhiều vụ việc liên quan đến đốt sách kinh Qu’ran và chúng đều gây chấn động toàn thế giới đặc biệt là cộng đồng tín đồ Hồi giáo. Giữa tháng 9 năm 2010, một nhà thờ nhỏ ở Mỹ tuyên bố sẽ đốt hàng trăm bản kinh Qu’ran trong ngày tưởng niệm vụ khủng bố 11/9. Mục sư Terry Jones, chủ nhân của kế hoạch này cho rằng họ sẽ gửi một thông điệp rõ ràng tới các phần tử cực đoan Hồi giáo. Đã có nhiều cuộc biểu tình diễn ra vận động hủy kế hoạch này. Cuối cùng thì kế hoạch này cũng bị hủy bỏ sau nhiều thương thuyết. Năm 2012, lính Mỹ ở Afghanistan cũng đã ném nhiều bản thảo kinh Qu’ran lưu trữ vào lửa. Và hậu quả của việc làm này là hàng loạt những vụ đánh bom bạo động nhằm phản đối việc làm này. Vào năm ngoài, đã có 160 người bị bắt giữ ở Bangladesh sau những cuộc bạo loạn phá chùa, làng mạc liên quan đến đốt kinh Qu’ran. Một người đàn ông theo đạo Phật ở nơi đây đã bị tag vào hình ảnh đốt kinh Qu’ran trên facebook. Ngay sau đó ông ta đã là tiêu điểm tấn công của khoảng 25 ngàn người Hồi Giáo. Những ngôi chùa và hiện vật của Phật giáo trong một thời gian đã trở thành mục tiêu tàn phá. Một tờ báo nhận xét, những nơi bị bạo loạn trông điêu tàn như vừa bị một cơn bão lớn càn quét.
1. Rimsha Masih
Pakistan là một trong những đất nước Hồi giáo áp dụng luật chống gây tổn hại kinh Qu’ran. Đây là một quốc gia có lượng người theo đạo Hồi lên tới 97%. Với sự áp đảo này, các tôn giáo khác gần như không được coi trọng lắm. Luât lệ này cũng là nguyên nhân cho nhiều câu chuyện buồn, điển hình là câu chuyện của cô bé khuyết tật 14 tuổi Rimsha Masih. Cô bé theo đạo Thiên Chúa và bị trầm cảm nặng, sống tại khu Mehrabad nghèo khổ bên ngoài Islamabad. Em bị tống giam về tội báng bổ sau khi bị tố cáo đốt những trang sách của kinh Qu’ran. Tội này ở Pakistan có thể bị xử tù chung thân. Sau khi cô bé bị bắt, cả làng của em (hơn 600 gia đình và đều theo đạo Thiên Chúa) phải bỏ trốn vì những áp lực đến từ cộng đồng Hồi giáo. Nếu cô bé không bị kết tội bởi một tòa án, những người Hồi giáo có thể tự tay thực thi công lý. Điều đó có nghĩa là dân chúng sẽ treo cổ cô giống như trường hợp trước đây của một người tâm thần khác bị kết tội báng bổ, sau đó bị đám đông đánh đập rồi thiêu sống. Tuy nhiên cuối cùng do nhiều hỗ trợ tới từ giáo hội Thiên Chúa, giới chức trách Pakistan đã phải điều tra vụ việc một cách công tâm và phán xét rằng cô bé vô tội.
Tham khảo: Listverse
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhóm người Việt xếp hàng đầu tiên tại Apple Store Malaysia để mua iPhone 16
Đây là lần đầu tiên Malaysia thuộc danh sách những quốc gia mở bán iPhone sớm nhất.
Nếu ngồi xe mà thấy những dấu chấm trên màn hình iPhone, đừng lo lắng vì nó sẽ là “cứu tinh” cho ai mắc triệu chứng này