Giấc mơ là môt trong những trải nghiệm thú vị và bí ẩn trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Nhưng chúng ta đã biết những gì về giấc mơ? Sau đây là một số sự thật thú vị mà có thể bạn chưa biết.
1. Bạn quên 90% giấc mơ của mình sau khi thức dậy
Theo thống kê, trong vòng 5 phút sau khi thức dậy, bạn quên đi 50% giấc mơ của mình (nếu có), và sau 10 phút, bạn quên đi đến 90% những tình tiết trong giấc mơ ấy.
2. Người mù cũng có những giấc mơ
Ngay cả những người mù từ khi chào đời, họ không hề được tận mắt nhìn thấy hình ảnh xung quanh, cũng có thể có những giấc mơ sống động. Dù họ không thể nhìn thấy, nhưng dẫu sao, thị lực cũng chỉ là một trong số các giác quan của con người. Trong quá trình sống, các giác quan khác: thính giác, khứu giác, xúc giác..vẫn giúp họ phần nào mường tượng về thể giới xung quanh. Họ có thể tái lập hình ảnh thế giới xung quanh trong trí tưởng tượng của mình. Và do đó, trong giấc mơ, những hình ảnh đó có thể kết cấu theo nhiều cách thức khác nhau, tạo nên giấc mơ.
3. Phụ nữ và đàn ông mơ khác nhau
Tất cả mọi người đều có những giấc mơ, nhưng đàn ông và phụ nữ có xu hướng mơ khác nhau. Đàn ông thường có xu hướng mơ nhiều hơn về những...người đàn ông khác nhiều hơn, trong khi phụ nữ thường có xu hướng mơ về cả đàn ông và phụ nữ. Ngoài ra, cả đàn ông và phụ nữ đều có những phản ứng cơ thể liên quan đến tình dục trong giấc mơ. Đàn ông thể hiện bằng sự cương dương, còn phụ nữ thể hiện bằng hiện tượng tăng lượng máu đến âm đạo.
4. Bạn có thể lên đỉnh ngay cả trong mơ
Trong mơ, bạn không thể đạt mức độ khoái cảm như khi quan hệ tình dục ngoài đời thực, nhưng cũng có thể lên đỉnh, dù có xuất tinh hay không. Những cảm giác trong mơ cũng thú vị và mạnh mẽ tượng tự những cảm giác ngoài đời thực.
5. Chúng ta chỉ mơ những gì chúng ta biết
Chúng ta có thể mơ về bất cứ điều gì, từ những thứ thân thuộc, bình thường, đến những thứ kì quặc, kinh dị. Nhưng bạn có biết, chúng ta chỉ thực sự mơ những gì chúng ta đã được trải nghiệm, tức là đã từng thấy, đã từng nghe, đã từng được cảm nhận....Trong giấc mơ, bạn có thể thấy một bà tiên hiền hậu mà bạn chưa từng gặp. Nhưng không, tâm trí bạn không tự vẽ ra những khuôn mặt. Đó là những khuôn mặt thực, của những con người thực bạn từng thấy trong cuộc sống mà có thể bạn không biết hoặc không nhớ. Chúng ta, trong cuộc đời của mình đã nhìn thấy hàng nghìn khuôn mặt, và đó là một nguồn dữ liệu phong phú cho những giấc mơ.
6. Không phải mọi giấc mơ đều có màu sắc
Một cuộc nghiên cứu thú vị về giấc mơ trải qua một thế kỉ cho thấy, từ năm 1915 đến năm 1950, phần lớn các giấc mơ đều là "đen trắng". Nhưng kết quả này bắt đầu thay đổi từ khoảng những năm 1960. Ngày nay, chỉ khoảng 4.4% giấc mơ của những người dưới 25 tuổi là " đen trắng". Nguyên nhân của sự thay đổi này có thể là do chuyển đổi từ các phương tiện truyền thông: ti vi, báo chí...từ "đen trắng" sang nhiều màu sắc sống động.
7. Những giấc mơ giúp bạn phòng chống rối loạn tâm thần.
Một nghiên cứu đã được tiến hành trên những người tình nguyện. Vẫn đảm bảo thời gian ngủ 8 giờ 1 ngày, nhưng những người tình nguyện bị đánh thức vào đầu những giấc mơ (tức là vào khoảng thời gian REM - 90-120 phút sau khi bắt đầu ngủ). Cứ tưởng tượng một ngày bạn được cho ngủ 6 lần, mỗi lần 1.5 tiếng. Các triệu chứng về tâm thần như kích thích, ảo giác, mất tập trung, rối loạn tâm thầm xuất hiện chỉ sau 3 ngày. Cuối cùng, khi kéo dài thời gian ngủ qua khoảng thời gian REM (phần lớn các giấc mơ bắt đầu từ khoảng thời gian này), các triệu chứng được cải thiện một cách rõ rệt.
8. Động vật cũng có những giấc mơ
Các nghiên cứu đã được tiến hành trên nhiều loài động vật khác nhau, và kết quả cho thấy sóng điện não của chúng giống hệt biểu đồ điện não của con người khi mơ. Bạn chỉ cần quan sát một chú chó đang ngủ say, đôi khi vẫn thấy chân đạp đạp như đang chạy, thỉnh thoảng còn có thể "sủa mơ" nữa.
9. Liệt trong khi mơ
Trong giai đoạn REM, do một cơ chế ở thần kinh trung ương liên quan đến các chất dẫn truyền GABA và Glycerine làm cơ thể bị bất động (tượng tự như bóng đè). Tuy nhiên cơ chế này có thể được kích hoạt trước trong hoặc sau giấc ngủ bình thường trong khi não bộ được đánh thức. Khi cơ chế này hoạt động không ổn định sẽ dẫn đến các hiện tượng rối loạn giấc ngủ như: nói mê, mộng du...
10. Sự cộng hợp trong giấc mơ
Ngay khi chúng ta đang mơ, mà có những kích thích bên ngoài, trí não chúng ta có thể tích hợp luôn những kích thích đó vào trong giấc mơ. Chẳng hạn như, bạn có thể mơ thấy bạn đang nghe nhạc giao hưởng, nếu anh bạn đang chơi đàn ghi ta khi bạn ngủ.
11. Những giấc mơ dự báo tương lai
Kết quả điều tra trong một số lượng lớn dân số cho thấy, 18-38% trả lời đã từng trải qua những giấc mơ báo trước tương lai của họ sau đó. Và tỉ lệ những người tin rằng những giấc mơ "báo trước" là có thật còn cao hơn, có thể đến 63-98%.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android