Những giải pháp nhanh gọn trong việc giảm tiêu thụ điện năng cho máy tính

    Phạm Thái Học,  

    Gợi ý giúp bạn hạn chế tình trạng “ngốn” điện năng cho máy tính.

    Nếu bạn có thể chưa biết thì máy tính cũng “góp” một phần không nhỏ trên hóa đơn tiền điện sinh hoạt của bạn đấy. Và nếu như bạn cảm thấy mình phải làm gì đó để tiết kiệm tiền điện thì hãy bắt đầu từ chính chiếc máy tính của mình.

    Vậy làm thế nào để điều chỉnh lại việc tiêu thụ điện năng cho máy tính mà vẫn đảm bảo hiệu suất hoạt động tốt nhất cho nó? Mời bạn tham khảo những gợi ý sau đây.

    Lưu ý: Bài viết này chúng ta chỉ nói đến máy tính chạy hệ điều hành Windows.

    Chỉ sử dụng các thiết bị kết nối bên ngoài khi cần thiết

    Nói một cách dễ hiểu thì các thiết bị kết nối bên ngoài của máy tính có thể kể đến như máy in, loa hoặc webcam. Và các thiết bị này cũng cần điện năng để hoạt động và phép người dùng máy tính có thể sử dụng ngay bất kỳ lúc nào. Thậm chí, ngay cả khi bạn không sử dụng thì nó vẫn cứ tiêu thụ điện năng một cách đều đặn.

    Lượng điện nay mà các thiết bị này tiêu thụ cũng rất đáng quan tâm. Ví dụ một máy in trung bình tiêu thụ khoảng 5 – 8 Oát ở chế độ chờ, còn nếu hoạt động, 30 Oát là con số mà nó dễ dàng đạt đến. Chính vì lẽ đó, nếu như bạn không có nhu cầu sử dụng các thiết bị kết nối bên ngoài, hãy nên ngắt nguồn hoặc tắt chúng đi để tránh hao hụt điện một cách lãng phí.

    Điều chỉnh việc sử dụng nguồn điện cho Windows

    Bản thận Windows cũng tích hợp sẳn các tùy chọn giúp người dùng điều chỉnh lại việc sử dụng điện cho các tính năng nhằm tiết kiệm điện năng. Và người dùng có thể truy cập vào các điều chỉnh này bằng cách:

     Nhấn phải chuột vào nút Start và chọn “Control Panel”, sau đó tìm đến lựa chọn “Power Options”.

    Nhấn phải chuột vào nút Start và chọn “Control Panel”, sau đó tìm đến lựa chọn “Power Options”.

     Mặc định bạn sẽ được cung cấp 2 lựa chọn thiết lập là “Balanced” và “Power save”. Còn nếu sử dụng laptop, bạn còn có thêm một lựa chọn khác sẽ là “High performance”. Tuy vào nhu cầu mà bạn sẽ chọn thiết lập tương ứng để kích hoạt.

    Mặc định bạn sẽ được cung cấp 2 lựa chọn thiết lập là “Balanced” và “Power save”. Còn nếu sử dụng laptop, bạn còn có thêm một lựa chọn khác sẽ là “High performance”. Tuy vào nhu cầu mà bạn sẽ chọn thiết lập tương ứng để kích hoạt.

     Nếu muốn tự mình điều chỉnh các thiết lập, bạn chỉ việc nhấp vào “Change plan settings”, sau đó nhấp tiếp vào “Change advanced power settings” để gọi hộp thoại thiết lập chuyên sâu.

    Nếu muốn tự mình điều chỉnh các thiết lập, bạn chỉ việc nhấp vào “Change plan settings”, sau đó nhấp tiếp vào “Change advanced power settings” để gọi hộp thoại thiết lập chuyên sâu.

    Điều chỉnh màn hình máy tính

    Nếu bạn đang sử dụng màn hình CRT, lời khuyên ở đây là bạn nên đổi qua sử dụng màn hình LCD. Vì LCD sử dụng ít điện năng hơn và cung cấp cho bạn chuẩn hiển thị chất lượng hơn so với màn CRT. Cụ thể 1 màn CRT sẽ tiêu thụ điện năng trung bình là 80 – 100 Oát, trong khi màn hình LCD chỉ tiêu thụ điện năng ở mức là từ 25 – 30 Oát.

    Khi đã sở hữu một màn hình LCD, việc tiếp theo bạn cần làm là điều chỉnh độ sáng màn hình theo hướng giảm thiểu. Bên cạnh việc tiết kiệm điện năng, việc điều chỉnh ánh sáng màn hình còn giúp cho bạn hạn chế mỏi mắt khi làm việc lâu trên máy tính. Lời khuyên của các “chuyên gia” là bạn nên giảm độ sáng màn hình xuống mức thấp nhất.

    Bên cạnh đó, bạn cũng nên thiết lập tự động tắt màn hình máy tính khi không làm việc để một khoản thời gian để tiết kiệm điện năng.

    Sử dụng chế độ Sleep và Hibernate khi có việc rời đi

    Trường hợp nếu bạn đang làm việc với máy tính mà có việc cần phải đi khỏi trong vài mươi phút, hãy chuyển máy tính sang chế độ Sleep hoặc Hibernate thay vì Shutdown để có thể tiếp tục quay lại với công việc bất cứ lúc nào. Cụ thể.

    Ở chế độ Sleep, hầu như tất cả các thành phần máy tính điều ngưng hoạt động, trừ RAM. Và phiên bản làm việc hiện tại của bạn sẽ được di chuyển sang RAM. Khi người dùng quay lại làm việc, hệ thống sẽ khôi phục lại các dữ liệu làm việc từ RAM và bạn lại bắt đầu vào việc một cách nhanh chóng. Chế độ này chỉ tiêu thụ một lượng điện khá nhỏ là vào khoảng 5 - 15 Oát.

    Còn ở chế độ Hibernate, mọi phiên làm việc sẽ được chuyển sang lưu trữ vào tập tin “hiberfil.sys” trong ổ cứng. Và khi quá trình chuyển dời được hoàn thành, máy tính sẽ được tắt hoàn toàn và bạn có thể ngắt nguồn điện máy tính. Ổ cứng lưu trử không yêu cầu phải cung cấp điện để lưu trữ phiên làm việc nên bạn sẽ hoàn toàn không tổn hao bất kỳ Oát điện nào.

    Mặc dù vậy, ở chế độ Sleep, bạn sẽ chỉ mất 2 đến 3 giây để khôi phục lại phiên làm việc hiện tại nhưng với Hibernate, có thể sẽ mất 10 đến 15 giây. Do đó, nếu bạn có việc trong khoảng vài phút đến một giờ, chế độ Sleep là tốt nhất. Còn nếu lâu hơn, Hibernate là lựa chọn mà bạn nên dùng.

    Thoát các chương trình không cần thiết

    Mặc dù chạy nền nhưng một số các chương trình ứng dụng vẫn sử dụng một lượng lớn các nguồn tài nguyên hệ thống như CPU, GPU, RAM, ổ cứng,… Thêm vào đó, nếu bạn đang mở nhiều chương trình khác nữa trên desktop thì chắc hẳn máy tính sẽ hoạt động hết công suất, kèm theo đó là lượng điện tiêu thụ tất nhiên sẽ tăng lên.

    Do đó, để “giảm tải” cho hệ thống và tránh “hao” điện vô ích, bạn nên tìm và tắt các chương trình chạy nền không cần thiết từ 2 tab của Task Manager là “Applications” và “Processes”.

    Sử dụng trình duyệt “tiết kiệm điện năng”

    Gần đây, đa số các “ông lớn” phần mềm trình duyệt đang trong cuộc “chạy đua” về việc trình duyệt nào tiết kiệm điện năng nhất cho máy tính. Và hai “ứng cử viên” đang “đấu” với nhau rất “sôi nổi” là Microsoft Edge và Opera.

    Và điều thú vị là Opera đã làm rất tốt và giành chiến thắng tuyệt đối với khả năng tiết kiệm điện tối đa cho người dùng máy tính một cách đáng nể khi bật tính năng “Battery Saver”. Do đó, nếu bạn đang muốn tìm một giải pháp trình duyệt mới thay thế Google Chrome, nhiều tính năng kèm theo và đặt biệt là tiết kiệm điện năng thì Opera là lựa chọn rất thích hợp dành cho bạn.

    Nâng cấp phần cứng

    Phần cứng mới hơn thường đem lại hiệu quả tiêu thụ điện năng một cách rất “khoa học”, đó là chưa nói đến một số thành phần được bổ sung thêm các công nghệ mới nhằm tiết kiệm điện năng nhưng vẫn mang lại hiệu suất cực kì ấn tượng. Cụ thể một số gợi ý về phần cứng dành cho bạn như sau.

    - Ổ cứng: Nên sử dụng SSD thay vì HDD.

    - CPU: Nên sử dụng các dòng CPU mới, nhiều lõi.

    - RAM: Nên sử dụng các loại RAM mới, với dung lượng tối thiểu là 3GB.

    - Màn hình: Như đã đề cập ở trên, hãy sử dụng các dòng màn hình LCD.

    Đó là tất cả những gợi ý dành cho bạn trong bài viết này, hi vọng nó sẽ có ích cho bạn.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày