Ngoài vũ trụ bao la có thể đang tồn tại một "Trái đất khác", thậm chí chúng nằm cách Hệ Mặt trời không xa.
- Hé lộ lý do thực sự khiến con người bị sao Hỏa mê hoặc!
- Người Trái Đất sắp thấy “quỷ vũ trụ” nổ tung giữa nhật thực?
- Quên Kang và đa vũ trụ đi, siêu phản diện Kingpin mới là tương lai của MCU
- Ả Rập Xê-út ra mắt nền tảng vũ trụ ảo cấp quốc gia đầu tiên trên thế giới
- Kính viễn vọng James Webb phát hiện ra cụm băng không gian lạnh nhất Vũ trụ
Theo Space, các nhà khoa học đã tìm thấy hơn 4.000 hành tinh kể từ khi nhân loại phát hiện một ngôi sao gần giống như Mặt Trời của chúng ta vào năm 1995.
Hơn một nửa số hành tinh này được thực hiện bởi kính viễn vọng không gian Kepler của NASA , được phóng vào năm 2009 với sứ mệnh đi tìm các hành tinh giống Trái đất trong khắp thiên hà Milky Way (Ngân Hà).
Khám phá hành tinh giống Trái đất đang là giấc mơ lớn nhất của các nhà thiên văn học và những khám phá ngoại hành tinh gần đây đã chỉ ra rằng những thế giới nhỏ bé, đầy đá như hành tinh của chúng ta có rất nhiều trong thiên hà.
Dưới đây là 10 hành tinh "anh em" tương đồng nhất với Trái đất có khả năng tồn tại sự sống:
1. GLIESE 667CC
Vào tháng 2/2012, một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã báo cáo kết quả nghiên cứu của họ tập trung vào GJ 667C (GLIESE 667C), một sao lùn cấp M liên kết với 2 sao lùn màu cam khác. Chúng nằm cách Trái đất khoảng 22 năm ánh sáng.
Sau đó 667CC, một siêu Trái đất với chu kỳ quỹ đạo là 28 ngày, đã được phát hiện trong khu vực Goldilocks của GJ 667C. Nó nhận được 90% ánh sáng so với những gì mà Trái đất nhận được từ Mặt trời.
Hầu hết ánh sáng này nằm trong quang phổ hồng ngoại, có nghĩa là hành tinh có khả năng hấp thụ mức năng lượng cao hơn.
Điểm mấu chốt là GJ 667CC có thể tồn tại nước lỏng và sự sống như chúng ta đã biết. Dẫu vậy, những quan sát sau này phát hiện ra rằng hành tinh GJ 667CC có nhiệt độ cực kỳ nóng, và do đó ít có khả năng tồn tại sự sống.
2. KEPLER-22B
Kepler-22B nằm cách chúng ta 600 năm ánh sáng. Kepler lần đầu tiên được tìm thấy trong vùng có thể ở được của ngôi sao mẹ của nó nhưng hành tinh này lớn hơn Trái đất đáng kể - gấp khoảng 2,4 lần kích thước hành tinh của chúng ta. Hiện chưa rõ hành tinh "siêu Trái đất" này là đá, lỏng hay khí.
Tuy nhiên quỹ đạo 290 ngày của Kepler-22B khá giống với quỹ đạo 365 ngày của Trái đất và là ngoại hành tinh quay quanh một ngôi sao giống như Mặt Trời của chúng ta nhưng nhỏ hơn. Điều này khiến Kepler-22B lạnh hơn Trái đất đáng kể.
3. KEPLER-69C
Kepler-69C cách chúng ta khoảng 2.700 năm ánh sáng, lớn hơn Trái đất khoảng 70%. Vì vậy các nhà nghiên cứu không chắc chắn về cấu tạo của nó.
Hành tinh này hoàn thành quỹ đạo của mình cứ sau 242 ngày, khiến vị trí của nó có thể so sánh với vị trí của Sao Kim trong Hệ Mặt trời của chúng ta. Tuy nhiên, ngôi sao chủ của Kepler-69C có độ sáng bằng khoảng 80% so với Mặt Trời vì vậy hành tinh này dường như nằm trong vùng phù hợp để phát triển sự sống.
4. KEPLER-62F
Theo NASA, hành tinh này lớn hơn Trái đất khoảng 40% và quay quanh một ngôi sao mát hơn nhiều so với Mặt Trời của chúng ta. Tuy nhiên, quỹ đạo 267 ngày của nó đặt Kepler-62F nằm ngay trong vùng có thể ở được. Ngoài ra Kepler-62F quay gần ngôi sao lùn đỏ của nó hơn Trái đất với Mặt Trời và ngôi sao này tạo ra ít ánh sáng hơn nhiều.
Kepler-62F nằm cách chúng ta khoảng 1.200 năm ánh sáng và do kích thước lớn nên nó nằm trong phạm vi của các hành tinh đá có thể chứa đại dương.
5. KEPLER-186F
Một hành tinh có kích thước như Kepler-186F nhiều khả năng có cấu tạo là đá. Hành tinh này lớn hơn Trái đất khoảng 10% và dường như nó cũng nằm trong vùng có thể ở được mặc dù ở rìa ngoài của vùng ngôi sao chủ. Tuy nhiên Kepler-186F chỉ nhận được một phần ba năng lượng từ ngôi sao của nó.
Ngôi sao mẹ của Kepler-186F là một sao lùn đỏ nên hành tinh không phải là thực sự giống Trái đất và nó nằm cách chúng ta khoảng 500 năm ánh sáng.
6. KEPLER-442B
Theo thông cáo báo chí của NASA, Kepler-442B lớn hơn Trái đất 33% và hoàn thành một quỹ đạo quanh ngôi sao của nó sau mỗi 112 ngày. Việc phát hiện ra Kepler-442 nằm cách Trái đất 1.194 năm ánh sáng được công bố vào năm 2015.
Một nghiên cứu được công bố trên Thông báo hàng tháng của Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia Anh vào năm 2021 đã phát hiện ra rằng ngoại hành tinh này có thể nhận đủ ánh sáng để duy trì một sinh quyển rộng lớn. Các nhà nghiên cứu đã phân tích khả năng các hành tinh khác nhau có thể thực hiện quá trình quang hợp. Họ phát hiện ra rằng Kepler-442B nhận đủ bức xạ từ ngôi sao của nó.
7. KEPLER-452B
Kepler-452B được phát hiện vào năm 2015 là hành tinh có kích thước gần Trái đất đầu tiên quay quanh một ngôi sao có kích thước bằng mặt trời, theo dữ liệu của NASA. Kepler-452B lớn hơn Trái đất 60% và ngôi sao mẹ của nó (Kepler-452) lớn hơn mặt trời 10%. Kepler-452 rất giống với mặt trời của chúng ta và quỹ đạo ngoại hành tinh trong vùng có thể ở được.
Với kích thước gấp 1,6 lần Trái đất, Kepler-452B có "khả năng" là một hành tinh đá. Các nhà khoa học phát hiện ra Kepler-452B chỉ cách Trái đất 1.400 năm ánh sáng. Kepler-452B quay quanh ngôi sao của nó chỉ mất 20 ngày lâu hơn Trái đất.
8. KEPLER-1649C
Khi dữ liệu từ kính viễn vọng không gian Kepler của NASA được phân tích lại, các nhà khoa học đã phát hiện ra Kepler 1649C. Ngoại hành tinh này được phát hiện có kích thước tương tự Trái đất và quay quanh vùng có thể ở được của ngôi sao chủ.
Theo NASA, trong quá trình thu thập dữ liệu ban đầu từ kính thiên văn, một thuật toán máy tính đã xác định nhầm thiên thể này nhưng vào năm 2020, nó được xác định là một hành tinh.
Kepler-1649C nằm cách Trái đất 300 năm ánh sáng và chỉ lớn hơn hành tinh xanh 1,06 lần. Khi so sánh ánh sáng mà hai hành tinh nhận được từ các ngôi sao của chúng, các nhà khoa học phát hiện ra rằng ngoại hành tinh này nhận được 75% ánh sáng như trên Trái đất nhận được từ Mặt Trời.
9. PROXIMA CENTAURI B
Proxima Centauri B nằm cách Trái đất chỉ bốn năm ánh sáng, khiến nó trở thành ngoại hành tinh gần Trái đất nhất được biết đến, theo NASA. Ngoại hành tinh này được phát hiện vào năm 2016, có khối lượng gấp 1,27 lần Trái đất.
Mặc dù ngoại hành tinh này có thể được tìm thấy trong vùng có thể ở được của ngôi sao Proxima Centauri nhưng nó lại hứng chịu bức xạ cực tím cực mạnh từ ngôi sao mẹ. Điều này là do nó nằm rất gần ngôi sao mẹ và có chu kỳ quỹ đạo chỉ 11,2 ngày.
10. TRAPPIST-1E
Quay quanh ngôi sao TRAPPIST-1 là những hành tinh có kích thước lớn nhất Trái đất từng được phát hiện trong vùng có thể ở được của một ngôi sao. Hệ thống hành tinh này được tạo thành từ bảy hành tinh.
Nước trên hầu hết các hành tinh này có khả năng đã bốc hơi sớm trong quá trình hình thành nó. Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2018 cho thấy một số hành tinh này có thể chứa nhiều nước hơn đại dương trên Trái đất. Một trong những thế giới, được gọi là TRAPPIST-1E, được cho là có nhiều khả năng hỗ trợ sự sống nhất mà nhân loại từng khám phá.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Apple chính thức mở bán Mac mini M4 tại Việt Nam: Chip M4 và M4 Pro, RAM khởi điểm 16GB, giá ưu đãi từ 12.5 triệu đồng
Người dùng hiện sẽ phải chờ khoảng 2 đến 3 tuần để nhận máy.
Cầm Sony 85mm F/1.4 GM II giá 50 triệu du hí bắc Thái Lan và đây là những gì tôi chụp được