Những hiệu ứng điên rồ chỉ xảy ra khi nhiệt độ xuống dưới -30 độ C

    GL,  

    (GenK.vn) - Những hiện tượng đang xảy ra tại Mỹ.

    Ngay thời điểm này, mùa đông lạnh lẽo đang ngự trị ở rất nhiều nơi trên thế giới. Đặc biệt tại nước Mỹ nhiệt độ có nơi đã xuống tới -50 độ C và làm cuộc sống của con người khó khăn hơn bao giờ hết. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận được rằng mùa đông cũng rất thú vị và đẹp đẽ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu một số hiệu ứng thú vị chỉ xảy ra mỗi khi nhiệt độ xuống rất thấp.

    Coca biến thành kem

     

    Trong cái lạnh âm độ, rượu và một số nước giải khát như coca cola, soda sẽ biến thành một dung dịch thú vị. Bạn cứ thử lấy một chai soda hay đồ uống có cồn đựng trong một chai kín và vùi trong tuyết (hay trong ngăn đá tủ lạnh) vài giờ, sau đó hãy lấy và đổ ra. Bạn sẽ thấy được hiện tượng chất lỏng thú vị.

    Thông thường, nước tinh khiết đóng băng ở khoảng 0 độ C (32 độ F). Tuy nhiên ở rượu và soda thì nhiệt độ đông đá thấp hơn.  Khi mở chai nước ra sẽ làm giảm áp lực bên trong và tạo ra những bong bóng carbon dioxide nhỏ đóng vai trò n những hạt tinh thể băng nhỏ, tạo thành một dung dịch nước đá bào.

    Tuy nhiên nếu muốn làm thử thí nghiệm này với tủ đá nhà bạn thì hãy cẩn thận, không nên để chai nước quá lâu nếu không có thể sẽ gây phát nổ do áp suất bên trong quá lớn.

    Nước sôi biến thành sương tuyết

     

    Nếu nhiệt độ không khí và nước chênh lệch đủ thì việc nước (kể cả nước nóng) biến thành tuyết là hoàn toàn có thể, đặc biệt khi trời tiết ở khoảng dưới -34 độ C.  Không khí lạnh rất dày, các phân tử gần nhau hơn, từ đó khoảng không gian cho các phân tử hơi nước cũng sẽ bị thu hẹp lại. Và khi nước nóng được ném ra, bầu không khí lạnh khô sẽ ngăn chặn không cho các phân tử nước liên kết như ban đầu. Ngay lúc đó, các kế tủa hơi sẽ bám vào các hạt nhỏ trong không khí như natri hoặc canxi, từ đó hình thành các tinh thể tuyết như chúng ta thấy.

    Hiện tượng lốp xe vuông

    Đây là một hiện tượng thường xảy ra ở những khu vực lạnh giá cực kì như Alaska, Motana và các vùng gần cực khác. Nó xảy ra khi thời tiết trở nên lạnh và vùng đáy của một chiếc lốp xe trở nên bằng phẳng do không khí trong lốp xe bị thu lại, áp lực từ chiếc xe và áp suất giảm … Bình thường thì khi chiếc xe được khởi động, nhiệt độ sẽ làm tăng áp suất trong những chiếc lốp, tuy nhiên nếu điều kiện nhiệt độ thấp hơn -34 độ C thì quá trình phục hồi này sẽ rất chậm.

    Khi chiếc xe di chuyển, hành khách có thể cảm thấy như đang được chạy trên tôn với tốc độ lớn. Lời khuyên được đưa ra ở đây là hãy chú ý tới áp suất lốp nếu nhiệt độ nơi bạn ở giảm một cách đột ngột.

    Băng tuyết gây ra động đất

     

    Những trận động đất do băng tuyết thường có khả năng xảy ra sau một đợt lạnh dưới âm độ xảy ra đột ngột. Ở trạng thái đông lạnh, thể tích của nước tăng so với khi nó tồn tại ở thể lỏng. Khi nước mưa và băng lọt xuống các kẽ đất, chúng sẽ tạo tiền đề cho những vụ nổ. Do nước giãn nở trong đất, nó gây nên lực ép rất lớn đối với đất. Cuối cùng lực ép sẽ thoát ra ngoài, gây nên tiếng nổ và làm đất rung chuyển. Những trận động đất băng này được goi là crysoseisms mà hay xảy ra vào mùa đông ở Canada, một vài vùng tại Đông Bắc Nhật Bản.

    Ếch gỗ tự đóng băng

     

    Đây là một loài ếch đặc biệt có nguồn gốc từ khu vực phía Bắc của Bắc Mỹ, khoảng từ Bắc Carolina đến vùng gần cực Canada và Alaska. Trong những ngày mùa đông lạnh giá nếu chúng không thể đào hang đủ sâu trong lớp đất đá để tránh băng tuyết hay không đủ may mắn để được sống trong tiết trời ấm áp hơn, chúng sẽ bị đông cứng lại. Là một động vật máu lạnh, thân nhiệt loài ếch thường biến đổi thích hợp với môi trường xung quanh chúng. Loài ếch sinh sống ở vùng đất băng giá đã phát triển một cơ chế mới mẻ để tồn tại. Nếu nhiệt độ giảm xuống dưới 32 độ F thì con ếch sẽ bị đông cứng, đá sẽ bắt đầu hình thành khi tinh thể đá chạm vào da nó.

    Một chuỗi các hiện tượng được sắp xếp xảy ra để bảo vệ con ếch bị đông cứng. Sau vài phút khi băng bắt đầu hình thành trên da, gan của loài ếch gỗ bắt đầu biến đổi đường được tích trữ dưới dạng glycogen thành glucose. Glucose giải phóng từ gan được vận chuyển trong máu đến mọi cơ quan, tại đó nó giúp bảo vệ tế bào không bị mất nước và co lại. Khi con ếch gỗ bị đông cứng, tim nó vẫn tiếp tục bơm glucose bảo vệ xuyên suốt cơ thể, nhưng cuối cùng quả tim vẫn hoạt động chậm dần rồi dừng hẳn. Tất cả các cơ quan khác đều ngừng hoạt động. Con ếch không sử dụng oxi nữa mà có vẻ như là đã chết. Theo như một vài nghiên cứu. khi giải phẫu một con ếch bị đông cứng, các cơ quan của nó trông cứ như là miếng thịt bò khô. Có thể thấy nước bị đóng băng xung quanh các cơ quan. Và thời gian qua đi, khi đến mùa xuân, thời tiết ấm dần lên, những chú ếch này cũng dần “tan” ra và bắt đầu đi tìm bạn đời để giao phối.

    Bong bóng băng

     

    Nghe có vẻ giống một câu chuyện cổ tính hay một bộ phim hoạt hình nhưng đây hoàn toàn là sự thật. Khi nhiệt độ xuống tới khoảng âm 11 độ C, chúng ta có thể làm cho các bong bóng đóng băng. Bí quyết chính là thổi chúng lên không khí để chúng có thời gian đóng băng trước khi chạm tới mặt đấy hoặc vỡ vụn ra. Bề mặt các bong bóng sẽ hình thành các mô tinh thể, có thể thấy hơi giống như vỏ trứng bị nứt.

    Khoảng thời gian mới đây, nhiếp ảnh gia Angela Kelly trú ngụ tại Washington, đã cùng con trai tận dụng nhiệt độ băng giá chơi trò thổi bong bóng ngoài trời thử xem việc gì sẽ xảy ra với những bong bóng đó. Cô và con trai đã tự pha dung dịch để thổi bong bóng. Kết quả là những quả bong bóng lóng lánh như thủy tinh với những vân ngoằn ngèo ngoạn mục. Angela đã chụp cả một album về những bong bóng kì diệu này.

    Dính lưỡi

     

    Thật may mắn khi trường hợp này cũng chỉ xảy ra với nhiệt độ cực thấp. Cô bé người Mỹ 12 tuổi sống ở bang New Hamphire – Maddie Gilmartin đã có một hành động dại dột là liếm lưỡi vào cột cờ. Và ngay lập tức cô bé đã nhận ra mình mắc kẹt và với tình trạng đó lại không thể gọi bố mẹ đang không ở khu vực đó. Cô bé đã làm tình hình trở nên trầm trọng khi cố kéo nó ra. May mắn là bố cô đã phát hiện ra điều lạ thường từ xa nên quyết định đến gần con.  Bố mẹ cô bé đã cố gắng hết sức giải quyết vấn đề bằng nước ấm trước khi đội cứu hộ tới. Maddie đã phải chịu đựng tình trạng này trong khoảng 15 phút. Kết quả là vết thương của cô bé được thông báo sẽ mất khoảng 6 tháng để phục hồi hoàn toàn.

    Điều này xảy ra do nguyên nhân tại sao ? Đơn giản là lưỡi chúng ta ấm, và khi nó chạm và thứ gì đó cực lạnh bằng kim loại (ở trường hợp này là cái cột cờ), tính dẫn nhiệt cao của kim loại đã làm cho độ ẩm trên lưỡi bị đóng băng và dính vào khu vực kim loại. Và cuối cùng, trong một cuộc phỏng vấn về vụ việc, Maddie cũng đã gửi gắm tới tất cả mọi người rằng nên suy nghĩ trước khi làm điều mà bạn không chắc chắn về kết quả của nó cho lắm.

    Tham khảo: livescience

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ