Những hình ảnh ấn tượng về trạm vũ trụ ISS nhìn từ bên ngoài sau hơn 20 năm được phóng lên không gian
Đã hơn 20 năm kể từ khi trạm vũ trụ ISS được phóng lên vũ trụ và cho tới nay, ISS vẫn là một biểu tượng tuyệt vời của ngành hàng không – vũ trụ thế giới.
Phi hành đoàn đầu tiên lên trạm vũ trụ ISS vào tháng 11/2000 và kể từ đó tới nay đã hơn 18 năm, trạm ISS vẫn tồn tại và hoạt động để nghiên cứu vũ trụ và bảo vệ Trái Đất từ ngoài không gian.
Tuy nhiên có lẽ ngoài những hình ảnh đăng tải trên báo chí, chúng ta hiếm khi được nhìn tận mắt hình ảnh thực tế của trạm vũ trụ ISS khi ở ngoài không gian.
Giống như chia sẻ của tỷ phú Elon Musk từng chia sẻ: "Tôi không nghĩ rằng công chúng có đủ cảm nhận về sự tuyệt vời của trạm vũ trụ ISS. Chúng ta có một trạm không gian khổng lồ, một khối cấu trúc đáng kinh ngạc quay quanh Trái Đất. Chúng ta nên làm điều gì đó để chia sẻ với công chúng về sự tuyệt vời của ISS".
NASA và Cơ quan không gian Liên bang Nga (Roscosmos) hiện đang là hai bên điều hành chính trạm vũ trụ ISS với trị giá 150 tỷ USD. Để phần nào chụp lại và chia sẻ những hình ảnh về trạm vũ trụ ISS với tất cả mọi người, hai bên đã phóng tàu vũ trụ Soyuz lên quỹ đạo Trái Đất và bay xung quanh ISS để chụp lại hình ảnh về trạm không gian này.
Thuyền viên trên tàu Soyuz đã chụp được bức hình chi tiết bên ngoài trạm không gian ISS vào năm 2011. Bức ảnh cũng kỷ niệm 20 năm thành lập trạm ISS, kể từ khi mô-đun Zarya lần đầu tiên được phóng lên vũ trụ vào ngày 20/11/1998.
Zarya là mô-đun ở trung tâm của trạm ISS, nơi chứa các tấm pin năng lượng mặt trời được xếp theo hình răng cưa.
Trạm ISS không có nhiều thay đổi về ngoại hình kể từ năm 2011 tới nay do kết cấu của trạm hầu như đã được hoàn thiện theo thiết kế trước đó. Dưới đây là hình ảnh về trạm ISS hồi năm 2010.
Tuy nhiên ISS mới đây đã có thêm mô-đun bổ sung BEAM (Bigelow Expandable Activity Module). Mô-đun bổ sung này được chế tạo bởi một công ty không gian và phóng lên vào năm 2016. Bạn có thể thấy mô-đun này ở góc trái trên cùng của bức ảnh này
Cận cảnh trạm vũ trụ ISS cho thấy, nhiều lớp vật liệu bên ngoài trạm đã có hiện tượng dần bị ăn mòn theo thời gian. Tốc độ di chuyển của trạm ISS khi ở ngoài không gian là 28.163km/h.
Hiện nay trạm vũ trụ ISS đang là nơi làm việc và sinh sống của rất nhiều phi hành gia đến từ các nước, ví dụ như Nhật Bản, Đức, Anh.
Tham khảo Quartz
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"