Những hình ảnh này cho thấy con người đã gây tổn hại cho hành tinh chúng ta đang sống như thế nào
Cuốn sách mới của nhiếp ảnh gia Edward Burtynsky là một bản ghi hình ảnh về Anthropocene - một kỷ địa chất tạo ra bởi những thay đổi mà con người mang đến cho hành tinh Trái Đất.
Tại bãi rác thải Dandora ở Nairobi - nơi đã chính thức bị đóng cửa vào năm 2012, nhưng người ta vẫn không ngừng hoạt động tích trữ rác - nhiều núi rác chủ yếu làm từ các bao nilon đã hình thành với chiều cao lên đến hơn 4,5 mét.
Trong cuốn sách ảnh mới của Edward Burtynsky - Anthropocene - bãi rác thải này đại diện cho ý tưởng về "technofossils" (tạm dịch: hóa thạch công nghệ), những vật thể nhân tạo, từ nhựa cho đến điện thoại di động và xi-măng mà trong tương lai sẽ trở thành hóa thạch. Trên thực tế, những tảng đá có thành phần là plastic, được gọi là plastigomerate, là hoàn toàn có thật.
Cuốn sách này là một phần của một dự án truyền thông đa phương tiện lớn, được thực hiện với sự cộng tác của Jennifer Baichwal và Nicholas de Pencier, có tên gọi Dự án Anthropocene. Dự án này còn bao gồm một buổi công chiếu phim tài liệu và một series các trải nghiệm thực tại tăng cường vốn là một phần trong các buổi trưng bày tại bảo tàng mở cửa vào ngày 28/9 tới đây. Tất cả các tác phẩm đều tập trung vào Anthropocene, một thuật ngữ hình thành vào năm 2000 để miêu tả thứ mà một số nhà khoa học cho là một kỷ địa chất mới hình thành bởi con người khi chúng ta làm biến đổi cảnh quan, dẫn đến một cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6 và thay đổi khí hậu.
"Chúng tôi thêm minh họa thị giác vào những thứ mà các nhà khoa học và các nhà địa chất học xác định là những tàn dư con người để lại như những dấu hiệu của Anthropocene" - Burtynsky nói.
Ở Lagos, Nigeria, anh đã chụp lại ảnh một bờ đê chắn sóng khổng lồ đang được xây dựng để ngăn lũ lụt ở dải đất mới được nạo vét. Ở Chile, anh ghi lại những thước phim tài liệu về những vũng nước lớn nơi người ta khai thác lithium để sản xuất pin. Ở Ả-rập Saudi và Imperial Valley ở California, anh chụp ảnh những trang trại được tưới tiêu ở giữa sa mạc. Ở British Columbia và Nigeria, anh chụp ảnh nạn khai thác gỗ đang hoành hành; ở Borneo, anh cho chúng ta thấy lằn ranh thẳng tắp giữa một khu rừng mưa nhiệt đới và những đồn điền khai thác dầu cọ.
Cũng như những tác phẩm trước đây của anh, vốn ghi lại những thay đổi môi trường do ngành công nghiệp gây ra, những bức ảnh lần này được chụp từ trên cao xuống để thể hiện rõ quy mô của những thay đổi. "Bạn không thể tường thuật lại câu chuyện khi mà bạn ở dưới mặt đất" - anh nói.
Nạn khai thác gỗ ở Đảo Vancouver, British Columbia, Canada, năm 2016
Hồ chất thải Phosphor, Near Lakeland, Floria, USA, năm 2012
Các tetrapod, Dongying, Trung Quốc, năm 2016
Các đoạn văn trong sách giải thích cho bối cảnh của các hình ảnh. Ở Berezniki, Nga, nơi Burtynsky chụp nhiều hình ảnh kỳ lạ như đến từ thế giới khác của các đường hầm trong các mỏ bồ tạt sâu dưới lòng đất, cuốn sách giải thích rằng bồ tạt cuối cùng sẽ được sử dụng trong phân bón tại các nông trại công nghiệp lớn. "Mỗi người trong số chúng ta theo những cách nào đó đều liên quan đến các khung cảnh này, bởi chúng ta đều ăn thức ăn đến từ các cánh đồng cần bồ tạt lấy từ các mỏ để làm phân bón" - anh nói.
Mỏ than ở North Rhine, Westphalia, Đức, năm 2015
Dầu đang được tích trữ ở Niger Delta, Nigeria, năm 2016
Các xưởng cưa ở Lagos, Nigeria, năm 2016
Trong cuộc trưng bày, khách ghé thăm có thể trải nghiệm 3 khung cảnh với công nghệ thực tại tăng cường, bao gồm một đống ngà voi lấy từ hàng ngàn con voi, vốn bị thiêu cháy bởi chính quyền Kenya như một thông điệp đến những kẻ săn trộm: "Bạn sẽ có thể đi xung quanh đống ngà voi nay và xem nó vào ngày trước khi bị đốt" - anh nói - "Nó là cách để chúng tôi mang đến cho người xem trải nghiệm ý tưởng rằng con người đang tự mình mang đến sự tuyệt chủng. Những bức ảnh hay phim không giống nhau. Nó chỉ là một cách khác để trải nghiệm một thứ theo một cách rất thâm thúy". Cuộc trưng bày còn cho thấy một hình ảnh thực tại tăng cường kích thước chính xác của Sudan - con tê giác đực phương bắc màu trắng cuối cùng của thế giới, đã chết hồi tháng 3.
Các bức ảnh còn cho thấy sự tăng trưởng của năng lượng tái tạo - những khoảnh khắc của hi vọng trong một câu chuyện khó - và cho thấy một số khung cảnh còn nguyên sơ trên hành tinh. "Tôi muốn khiến các hình ảnh có thể nói, này, nhìn xem, đa dạng sinh học vẫn ở trong chúng ta" - anh nói - "Chúng ta vẫn nắm trong tay những mảnh ghép của một hành tinh đa dạng và rực rỡ. Nhưng chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ đa dạng sinh học đó".
Lằn ranh giữa rừng mưa nhiệt đới và Đồn diền dầu cọ ở Borneo, Malaysia, năm 2016
Đường cao tốc Santa Ana, Los Angeles, California, USA, năm 2017
Bãi rác thải Dandora, Nairobi, Kenya, năm 2016
Tham khảo: FastCompany
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI