Từ 1/7/2016, những kẻ bán thực phẩm bẩn sẽ bị bỏ tù tới 20 năm, tùy mức độ nghiêm trọng của vụ việc.
Người bán, cung cấp thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm có sử dụng chất cấm sẽ bị phạt tiền từ 50 – 200 triệu đồng, hoặc phạt tù từ 1 – 5 năm.
Những người có hành vi sản xuất, kinh doanh, tàng trữ, sử dụng, buôn bán thực phẩm có chất cấm sẽ bị xử lý theo Bộ Luật hình sự mới được Quốc hội thông qua cuối năm 2015, có hiệu lực từ 1/7/2016.
Cụ thể, người sử dụng chất cấm trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm hoặc bán, cung cấp thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm có sử dụng chất cấm sẽ bị phạt tiền từ 50 – 200 triệu đồng, hoặc phạt tù từ 1 – 5 năm.
Nếu hành vi trên gây hậu quả nặng hơn, làm chết 1 người hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 1 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên sẽ bị phạt tiền 200 - 500 triệu đồng, phạt tù 3 - 7 năm.
Làm chết 2 người hoặc gây tổn hại sức khỏe của 2 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên phạt tù 7 - 15 năm.
Làm chết 3 người trở lên phạt tù 12 - 20 năm.
“Tôi nghĩ sau 1/7, bất cứ tổ chức cá nhân nào khi sản xuất, kinh doanh, tàng trữ, sử dụng chất cấm sẽ cân nhắc hơn, sẽ không đáng vì lợi nhuận để ngồi tù”, ông Nguyễn Văn Việt – Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - bình luận.
Theo quy định trước đó, các hành vi sử dụng chất cấm chỉ bị phạt tiền ở mức rất dè dặt theo Nghị định số 19/2013/NĐ-CP ngày 9/10/2013 của Chính phủ.
Cụ thể, hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi nông hộ chỉ bị phạt 5 – 10 triệu đồng, trong chăn nuôi trang trại bị phạt 10 – 20 triệu đồng.
Đối với hành vi kinh doanh chất cấm sử dụng trong Danh mục cấm sử dụng tại Việt Nam thì phạt tiền từ 9 – 10 triệu đồng đối với hành vi vi phạm kinh doanh mỗi loại thuốc thú ý.
Khoản phạt này còn ít hơn cả tiền lãi kinh doanh 1 kg chất tạo nạc giúp lợn “bung đùi, nở vai” Salbutamol , khi giá nhập chất này theo đường chính ngạch chỉ có 1,5 triệu đồng/kg và giá bán ra lên tới 15 triệu đồng/kg.
Linh Nhi/CafeBiz/Theo Trí Thức Trẻ
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI