Những kẻ giả danh trên Facebook và Google+ Việt

    PV, Minh Dũng 

    Sẽ thật buồn cười khi fanpage của cô ca sĩ nọ, chàng nghệ sĩ kia lại liên tục quảng cáo cho các sản phẩm chẳng liên quan.

    Sử dụng Facebook hay Google , chắc hẳn bạn đã không ít lần phát bực vì những thông tin quảng cáo sản phẩm dịch vụ hiện lên vô tội vạ trên trang chủ. Tình trạng spam trên mạng xã hội hiện nay thậm chí có thể gọi là “vấn nạn” bởi mức độ tràn lan, đa dạng và “vô duyên” của nó.
     
    Việc tồn tại những tài khoản giả danh người nổi tiếng cũng khiến cư dân mạng xã hội đôi khi không phân biệt được thật giả. Tuy nhiên nếu để ý một chút, người dùng có thể nhìn ra vô số những biến tấu của những kẻ giả dạng trên mạng xã hội:
     
    Từ tên tài khoản đến ảnh đại diện đều “sặc mùi” spam
     
    Thay vì để tên riêng, các tài khoản lâp ra nhằm mục đích marketing trực tuyến thường lấy tên như Thế giới đồ chơi, Thế giới đèn trang trí, Nội thất gia đình…với ảnh đại diện và những trạng thái, album ảnh, video đậm chất quảng cáo sản phẩm.
     


    Đối với những tài khoản loại này, việc người dùng cần làm là “từ chối” ngay từ khi vừa nhận được lời mời kết bạn. Tuy nhiên gần đây Google siết chặt chính sách tên thật khiến cho việc đặt tên của loại hình dịch vụ trở nên khó khăn hơn, cũng đồng nghĩa với việc phát hiện ra tài khoản mạo danh thêm phần rắc rối cho người dùng.
     


    Đến những Fanpage, hội, nhóm giả danh trên Facebook
     
    Những fanpage, group loại này được chia làm hai loại: lập ra để quảng cáo và “câu” like. Cũng giống như những tài khoản spam, các fanpage marketing trực tuyến thường lấy tên và ảnh đại diện rất đặc trưng liên quan đến lĩnh vực quảng bá sản phẩm.
     
    Còn đối với các group quảng cáo trực tuyến, tiêu chí của quản trị là cho càng nhiều người vào nhóm càng tốt (do Facebook cho phép thêm bạn vào group mà không cần hỏi ý kiến người dùng) nên những nhóm này thường có hàng ngàn thành viên trở lên. Chắc chắn một số người sẽ cực kì khó chịu vì bị “bỏ bom” hòm thư với hàng trăm email mới mỗi ngày.
     

    Đã spam còn nhận là "nghệ thuật".
     
    Những fanpage tạo ra để câu like thường lấy tên y hệt với những fanpage đang “hot” trên Facebook. Chẳng hạn, fanpage đình đám Nhật Ký cũng có tới gần chục page “ăn theo” với cái tên y hệt.
     

    Có rất nhiều fanpage tên "Nhật Ký" trên Facebook.
     
    Hay những tài khoản mang vẻ bề ngoài “hấp dẫn”
     
    Đó là những tài khoản được lập nên với những cái tên rất “kêu” với ảnh đại diện đẹp miễn chê nhưng nội dung post chỉ toàn quảng cáo và spam. Thông thường, hiếm khi người dùng từ chối lời mời kết bạn hấp dẫn như vậy nên việc “dính bẫy” spam là điều không thể tránh khỏi.
     




    Giả mạo người nổi tiếng
     
    Thường thì những tài khoản (hoặc fanpage, nhóm) loại này hay mạo danh các nhân vật cấp cao trong chính phủ hoặc giới nghệ sĩ nổi tiếng trong nước nhằm mục đích tuyên truyền hoặc tung tin đồn thất thiệt gây tai tiếng xấu.
     
    Một số khác lấy tên và hình ảnh của các hot girl, nghệ sĩ nhưng mục đích cuối cùng vẫn là quảng bá sản phẩm dịch vụ của mình. Tuy nhiên, có lẽ đây không phải cách quảng cáo tốt cho lắm.
     

    Tâm Tít quảng cáo máy chiếu?
     
    Tài khoản không có avatar và ít bạn bè
     
    Đã có một thời Facebook bùng nổ những tài khoản “rác” được tạo ra nhằm mục đích chơi game và gửi yêu cầu từ game. Hồi đầu tháng 8/2011 khi Gunny ra mắt trên Facebook đã khiến lượng tài khoản tăng nhanh bởi chương trình “like fanpage Gunny - nhận item code gunny 3.0”. Tốt nhất người dùng nên hạn chế đồng ý lời mời kết bạn từ những người không có avatar và trang cá nhân chỉ toàn thông báo từ game. Bạn có thể sẽ được “spam” vô số lời mời chơi game.
     
    Nếu thấy một số friend trong danh sách có biểu hiện như trên, tốt nhất người dùng nên “remove” sớm để tránh gây phiền phức.
     
    (Tổng hợp)
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày