Những mối nguy hại đe doạ sức khỏe đang ẩn nấp ngay trong chính ngôi nhà của bạn

    Giang Phạm-Webuy,  

    Đừng tưởng về nhà là an toàn, bạn có thể đang “chết dần" trong ngôi nhà của chính mình. Rất nhiều mối nguy hại tiềm tàng với sức khỏe đang ẩn nấp ngay trong chốn yêu thương của bạn.

    Khi lần lượt các thành viên trong nhà bị sổ mũi, hắt hơi hay đôi lúc lại húng hắng ho, ngứa ngáy người nhiều chị em vẫn luôn đổ tại khói bụi ô nhiễm ngoài đường. Mọi người thi nhau trang bị khẩu trang tốt để hạn chế hít phải khói bụi khi di chuyển ngoài đường…

    Thực tế ít ai ngờ ngay trong căn nhà chúng ta vẫn sinh sống hàng ngày cũng ấn chứa nhiều mối nguy hại tới cho sức khỏe. Chỉ nói suông thì khó tin nhưng báo cáo khoa học trích dẫn trên báo Telegraph (Anh) tháng 2/2106 đã thu hút sự quan tâm của hàng triệu độc giả. Thông tin ô nhiễm không khí trong nhà gây ra cái chết của 99.000 người mỗi năm qua tại Châu Âu thực sự khiến chúng ta phải giật mình.

    Một phát hiện quan trọng khác được cung cấp bởi giáo sư Jordi Sunyer thuộc Trung tâm nghiên cứu dịch tễ học môi trường Barcelona cho biết trẻ em học ở trường nằm trong những khu vực ô nhiễm cao hơn ghi nhận sự kém hiệu quả trong việc ghi nhớ và học thuộc.

    Những mối nguy hại đe doạ sức khỏe đang ẩn nấp ngay trong chính ngôi nhà của bạn - Ảnh 1.

    Ô nhiễm không khí trong nhà đã gây ra cái chết của 99.000 người mỗi năm qua tại Châu Âu.

    Nếu bạn thường xuyên mệt mỏi, sức khỏe giảm sút dù có một lối sống khá lành mạnh thì có thể chính những thủ phạm thầm lặng ẩn giấu trong ngôi nhà bạn đã gây ra điều đó.

    Khí tích tụ trong nhà

    Những mối nguy hại đe doạ sức khỏe đang ẩn nấp ngay trong chính ngôi nhà của bạn - Ảnh 2.

    Những mùi sản sinh từ hoá chất sẽ tích tụ trong không khí rất lâu, gây hại hay kết hợp với nhau để chuyển hóa thành chất độc khác.

    Nhiều người trong số chúng ta vẫn thường ngô nghê cho rằng nếu trong gia đình không ai hút thuốc lá thì không khí trong nhà chắc chắn sẽ sạch hơn ngoài trời. Ngược lại, nghiên cứu mới về chất lượng không khí nhà ở được thực hiện bởi Đại học San Diego (Mỹ) phản ánh có vô vàn nguyên nhân gây ô nhiễm trong nhà mà khói thuốc lá chỉ là một trong số đó.

    Vốn dĩ, môi trường trong nhà luôn tồn tại đủ các mùi từ đồ vật, hoạt động sinh hoạt. Khi không được xử lý để bay ra ngoài, những mùi sản sinh từ hoá chất sẽ tích tụ trong không khí rất lâu, gây hại hay kết hợp với nhau hoặc với oxy, ánh sáng, hơi nước... để chuyển hóa thành chất khác. Vậy mới biết không khí trong nhà chưa chắc sạch hơn ngoài đường.

    Bụi siêu mịn PM2.5

    Những mối nguy hại đe doạ sức khỏe đang ẩn nấp ngay trong chính ngôi nhà của bạn - Ảnh 3.

    Bụi siêu mịn PM2.5 là loại vẫn được các chuyên gia đánh giá là nguy hiểm nhất.

    Nhắc tới các "sát thủ" giấu mặt thì chúng ta không thể bỏ quên bụi siêu mịn PM2.5, loại bụi vẫn được các chuyên gia đánh giá là nguy hiểm nhất. Siêu vi bụi này hình thành từ vô số nguồn gây ô nhiễm như khí thải của phương tiện giao thông, hoạt động nhà máy, công trình xây dựng dễ dàng bay vào nhà.

    Khi tồn tại trong nhà, nó gieo rắc nhiều mầm mống bệnh nguy hiểm như tim mạch, hen suyễn, thậm chí tử vong sớm. Đặc biệt, với nhóm đối tượng thường xuyên dành phần lớn thời gian ở nhà như trẻ nhỏ, người già, người bệnh…nguy cơ bị nhiễm bệnh sẽ cao hơn.

    Báo cáo hiện trạng Môi trường Quốc gia giai đoạn 2011–2015 của Tổng cục Môi trường Việt Nam chỉ ra các đô thị lớn tại Hà Nội hay vùng có hoạt động công nghiệp mạnh như Việt Trì (Phú Thọ), ô nhiễm bụi có xu hướng duy trì ở ngưỡng cao. Nhất là các khu vực gần các trục giao thông chính.

    Thời tiết nóng ẩm là môi trường sống yêu thích của nấm mốc

    Những mối nguy hại đe doạ sức khỏe đang ẩn nấp ngay trong chính ngôi nhà của bạn - Ảnh 4.

    Thực phẩm, cây cối, chất thải động vật, sơn, keo dán, gỗ, giấy, vải vóc, thậm chí là gạch men... đều có thể biến thành ổ nấm mốc trong điều kiện thời tiết ẩm cao.

    Trong điều kiện thời tiết ẩm cao đặc trưng tại Việt Nam, các tác nhân sinh học như nấm mốc, vi khuẩn, mạt bụi nhà tiềm tàng khả năng sinh sôi cực mạnh. Kèm theo việc không gian sống chật chội, thông gió kém, thiếu ánh nắng mặt trời hoặc ít chịu dọn dẹp vệ sinh khiến chúng càng "hoành hành" và truyền từ người sang người.

    Đa phần nấm sinh sôi trong nhiệt độ từ 10 - 35 độ C hoặc ở điều kiện độ ẩm cao . Vì thế, thực phẩm, cây cối, chất thải động vật, sơn, keo dán, gỗ, giấy, vải vóc, thậm chí là gạch men... đều có thể biến thành "nhà" của chúng.

    Vi khuẩn li ti sống trong chăn đệm, ăn da người, gây bệnh dị ứng

    Những mối nguy hại đe doạ sức khỏe đang ẩn nấp ngay trong chính ngôi nhà của bạn - Ảnh 5.

    Các loại bụi, nấm mốc, mạt bụi trú ngụ dày đặc trên chăn, ga, gối, quần áo, thảm len…ngay trong từng căn nhà.

    Trong những năm gần đây, nấm mốc, vi khuẩn làm bệnh viêm da dị ứng (gồm viêm da tiếp xúc và viêm da cơ địa) có chiều hướng tăng mạnh. Thực tế cho thấy, bệnh xuất hiện khoảng 70% do gen di truyền còn lại 30 % là do dị ứng từ thức ăn, các loại bụi, nấm mốc, mạt bụi trú ngụ dày đặc trên chăn, ga, gối, quần áo, thảm len…ngay trong từng căn nhà mà ra.

    Thêm vào đó, đủ thứ vi khuẩn từ ngoài đường bám vào đế giày, quần áo… theo con người về nhà, cũng góp phần khiến cho không gian sống trong nhà trở nên tệ hại hơn.

    Giữ nhà cửa thoáng sạch là yếu tố cần

    Những mối nguy hại đe doạ sức khỏe đang ẩn nấp ngay trong chính ngôi nhà của bạn - Ảnh 6.

    Máy lọc không khí là giải pháp hữu ích giảm thiểu các tác nhân có hại trong nhà.

    Khi mà không thể đeo khẩu trang 24/24 giờ, chắc hẳn các gia đình đang vô cùng hoang mang không biết làm thế nào để cải thiện tình trạng sức khoẻ lẫn bầu không khí độc hại tồn tại trong chính ngôi nhà của mình.

    Theo Cơ quan Bảo vệ Môi Sinh EPA (Mỹ), trước hết, chúng ta nên quan tâm nhiều hơn nữa đến việc giữ nhà cửa luôn thoáng mát, khô ráo, sạch sẽ. Chỉ cần thực hiện tốt điều này sẽ góp phần cải thiện chất lượng không khí trong nhà bạn. Đồng thời các chuyên gia sức khoẻ và môi trường cũng nhấn mạnh nếu muốn cả gia đình khỏe mạnh lâu dài, hãy lựa chọn một chiếc máy lọc không khí. Rõ ràng, thay vì mở cửa đưa cả không khí lẫn bụi vào nhà thì giải pháp thanh lọc không khí bằng một chiếc máy lọc có khả năng diệt khuẩn và lọc bụi lại khả dụng, hiệu quả hơn hẳn.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ