Những nền văn minh đã biến mất khỏi Trái đất (Phần II)

    Chuby,  

    Phần tiếp theo về những nền văn minh cổ đã biến mất.

    Trong bài viết này chúng tôi xin tiếp tục gửi đến cho các bạn những địa danh, những nền văn minh cổ đã từng biến mất khỏi thế giới
     
    4. Catalhoyul
     
    Khu vực này được coi là thành phố cổ xưa nhất trên thế giới. Tàn tích của Catalhoyuk được tìm thấy ngày nay là một phần còn sót lại của một thành phố nông nghiệp cực kỳ phát triển vào khoảng 7000 – 9000 năm trước tại miền Nam của Thổ Nhĩ Kỳ.
     
    Điềm nổi bật của thành phố này chinh là những kiến trúc xây dựng ở khu vực này hoàn toàn khác lạ với những kiến trúc xây dựng cùng thời. Trong thành phố này không có đường xá và cả cấu trúc thành phố giống như một cái tổ. Các căn nhà được xây dựng sát với nhau và cửa là những cái lỗ ở trên mái nhà.
     
    Khu lao động của người dân Catalhoyuk là những cánh đồng ở bên ngoài thành phố. Người dân sẽ leo thang và đi trên mái nhà để về nhà sau mỗi ngày lao động. Những căn nhà thường được trang trí với sọ trâu và họ thường chôn những người đã khuất ở dưới chính căn nhà của họ. Nền văn minh Catalhoyuk là nền văn minh xuất hiện trước thời kỳ đồ sắt và họ cũng chưa phát triển chữ viết riêng của mình. Tuy nhiên, chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều tác phẩm nghệ thuật và dấu vết của những lễ hội tại Catalhoyuk. Trong suốt khoảng 2000 năm tồn tại của mình, nền văn minh này có thể được coi là đã phát triển khá thịnh vượng. Nguyên nhân nền văn minh Catalhoyuk biến mất hiện nay vẫn chưa được tìm ra.
     

    nhung-nen-van-minh-da-bien-mat-khoi-trai-dat-phan-ii

     
    5. Gobekli Tepe
     
    Đi ngược lại lịch sử, tại Thổ Nhĩ Kỳ tồn tại một nền văn minh khác cũng không kém phần bí ẩn so với Catalhoyuk. Dấu tích của nền văn minh Gobekli Tepe nằm ở miền Nam của Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Nền văn minh này tồn tại vào khoảng 10.000 năm trước Công nguyên tức là khoảng 5000 – 8000 năm trước sự tồn tại của Catalhoyuk. Mặc dù vậy, Catalhoyuk vẫn được coi là thành phố cổ xưa nhất thế giới vì Gobekli Tepe chỉ là một quần thể gồm những bia đá, những tảng đá nguyên khối và những bức tường được trạm khắc những hình vẽ của cư dân vùng này. Gobekli Tepe ngày nay có thể chỉ là một ngôi đền của một nền văn minh du cư thời cổ đại. Theo những nhà khảo cổ học, Gobekli Tepe chỉ là nơi trú ngụ thường xuyên của các thầy tu cổ, mọi người chỉ tụ tập về vào những ngày lễ lớn.
     

    nhung-nen-van-minh-da-bien-mat-khoi-trai-dat-phan-ii

     
    Cấu trúc xây dựng tại Gobekli Tepe là cấu trúc xây dựng cổ xưa nhất của loài người mà chúng ta từng tìm được và đây có lẽ là cấu trúc đỉnh cao của thời kỳ đó của những người dân Mesopotamia cổ.
     
    Người dân đã thờ phụng gì ở đó? Họ đã đến vùng đất này từ khi nào? Ngoài việc thờ phụ ra, Gobekli Tepe còn được sử dụng để làm gì? Đó là những bí ẩn mà có lẽ chúng ta sẽ không bao giờ biết được, tuy nhiên, hãy cùng tin tưởng rằng những nhà khảo cổ học đang làm hết sức mình để tìm ra câu trả lời cho nhân loại.
     
    6. Cahokia
     
    Rất lâu trước khi những người châu Âu đến vùng đất Bắc Mỹ, những người Mississipi đã xây dựng tại đây một thành phố vĩ đại được bao quanh bởi những kim tự tháp bằng đất và một cấu trúc bằng gỗ giống với những cột đá Stonehenge để quan sát sự chuyển động của những vì sao. Tàn tích của Cahokia vẫn còn sót lại tại Illinois, Mỹ.
     

    nhung-nen-van-minh-da-bien-mat-khoi-trai-dat-phan-ii

     
    Đỉnh cao phát triển của thành phố là vào khoảng những năm 600 – 1400 SCN. Thành phố Cahokia trải dài 6 dặm vuông với hàng trăng những gò đất xung quanh một quảng trường trung tâm rộng lớn. Dân số của Cahokia có thể lên tới 40.000 người và ngoài ra còn một lượng không nhỏ cư dân sống quanh khu vực thành phố chính. Cư dân của thành phố này là những nghệ sỹ, kiến trúc sư cũng như những người nông dân tài năng. Họ đã tạo ra những tác phẩm nghệ thuật từ vỏ sò, đồng đỏ và đá. Một phần của sông Mississipi và sông Illinois ở quanh thành phố cổ Cahokia đã được người cổ uốn nắn lại dòng để phục vụ cho cuộc sống của người dân nơi đây. Tuy vậy, nhiều nhà khảo cổ học cho rằng vùng đất này là nơi luôn xảy ra nạn đói và các dịch bệnh, do đó, vào khoảng những năm 1200, cư dân Cahokia đã phải rời bỏ quê hương để đến vùng đất tốt hơn.
     
    7. Angkor
     
    Chúng ta hẳn không lạ lẫm với những ngôi đền Angkor Wat của Cambodia. Những ngôi đền này là một phần sót lại của Đế chế Khmer và nền văn minh Angkor. Angkor Wat có tên tiếng Việt là Đế Thiên, thủ đô của Đế chế Khmer là Angkor Thom, với tên tiếng Việt là Đế Thích. Quần thể đền Angkor cổ có tên tiếng Việt chung là Đế Thiên Đế Thích. Nền văn minh Angkor bắt đầu từ những năm 800 SCN mà nở rộ trong khoảng thời gian từ năm 1000 – 1200 SCN. Thời thịnh vượng, đã có hơn 1 triệu người sống tại thủ đô Angkor. Phế tích của Angkor ở phía Bắc Biển Hồ, gần thành phố Xiêm Riệp ngày nay.
     
    Chiến tranh với nước Xiêm chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc thành phố Angkor bị bỏ hoang. Ngoài ra, sự sụp đổ của nền văn minh Angkor còn là do những thiên tai liên tục xảy ra tại khu vực này. Cho đến năm 1431, Angkor đã bị bỏ lại sau lưng, Phnom Penh chính thức trở thành nơi cư ngụ mới cho người Cambodia cổ.
     

    nhung-nen-van-minh-da-bien-mat-khoi-trai-dat-phan-ii

     
    Ngày nay, phế tích Angkor nằm rải rác giữa rừng rậm Cambodia. Kiệt tác kiến trúc của văn hóa Hindu, thành phố Angkor, vẫn còn là một trong những bí ẩn và di tích nổi tiếng cho đến ngày nay. Chúng ta vẫn chưa hiểu rõ được cuộc sống của người dân Cambodia cổ trong khu vực này thời cổ. Dựa vào những con đường, nhà cửa còn sót đến ngày nay, các nhà khảo cổ học dự đoán rằng đây là thành phố cổ lớn nhất có thể tìm được ngày nay.
     
    8. Nền văn minh Nabta
     
    Từ năm 7000 đến 6500 TCN, một cộng đồng lớn đã dần phát triển và lớn mạnh tại khu vực Sa mạc Sahara của Ai Cập. Cư dân khu vực này sống chủ yếu bằng việc trồng trọt, chăn nuôi súc vật và sản xuất các loại đồ thủ công mỹ nghệ. Tàn tích ngày nay của nền văn minh Nabta ở khu vực Playa bao gồm cả những cột đá để những học giả thời này có thể quan sát sự chuyển động của các vì sao.
     
    Những nhà khảo cổ học tin rằng nền văn minh Nabta là tiền thân của nền văn minh sông Nile vĩ đại hàng ngàn năm sau đó. Mặc dù khu vực từng phát triển của Nabta ngày nay nằm giữa một vùng đất không mấy thuận lợi cho việc phát triển cuộc sống. Tuy nhiên, vào khoảng 5000 năm trước, những cơn gió mùa mang đến cho vùng đất này những cơn mưa, những hồ nước đầy thuận lợi cho sự phát triển của một khu dân cư lớn.
     

    nhung-nen-van-minh-da-bien-mat-khoi-trai-dat-phan-ii

     
    Tham khảo: io9
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày