Bạn đã bao nghĩ rằng trên thế giới này tồn tại một ngọn lửa tự nhiên cháy hàng trăm hàng nghìn năm qua?
Thế giới quanh ta ẩn chứa biết bao điều kì lạ. Có những điều khó tin tưởng chừng như chỉ xuất hiện trong những truyền thuyết hoặc trong những tín ngưỡng tôn giáo. Cũng có những điều tưởng chừng như khó tin, lại hiện hữu ngay quanh ta. Một trong số đó là những ngọn lửa vĩnh hằng.
Hàng trăm ngọn lửa có thể coi là “vĩnh hằng” trên trái đất. Những ngọn lửa này do con người tạo ra và duy trì, hoặc là một sự kì diệu của tạo hóa, dẫu rằng, kiến thức hạn chế của chúng ta đã giải thích được hiện tượng tạo ra nó hay chưa. Một số được các tôn giáo tôn thờ và bảo về chúng như chính thánh thần của họ. Một số được sử dụng như biểu tượng để tưởng nhớ đến những người nổi tiếng, chẳng hạn như ngọn lửa ở đài tưởng niệm Kennedy. Sau đây, bài viết xin điểm qua những ngọn lửa vĩnh hằng nổi tiếng trên thế giới.
Cánh cửa địa ngục Turkmenistan
Cửa địa ngục, cái tên người dân nơi đây vẫn thường gọi, là một “hố lửa” đã cháy liên tục suốt 35 năm qua trên sa mạc Turkmenistan.
Nguồn gốc của cổng địa ngục bắt đầu từ năm 1971, khi các chuyên gia Liên Xô khoan và đào trong một cuộc khảo sát tìm khí đốt. Họ đã chạm đến một hang động lớn chứa đầy khí tư nhiên. Không may thay, mũi khoan đã vô tình chạm đến mặt hang, và phần đất phía dưới bị sụt xuống tạo nên hố tử thần với đường kính lên đến 70m. Với lo ngại rằng khí độc từ hố sẽ rò rỉ ra ngoài gây ô nhiễm môi trường, các chuyên gia đã dùng lửa đốt với hy vọng phần khí độc trong hang sẽ cháy hết trong vòng vài ngày. Sự không thể ngờ rằng lượng khí trong hang quá dồi dào, cũng không rõ bắt nguồn từ đâu, lượng khí ấy vẫn cháy suốt 35 năm qua.
Thảm họa mỏ than, Pennsylvania
Nằm ở hạt Columbia, bang Pennsylvania, Mỹ, thị trấn Centralia ra đời vào năm 1866, và nhanh chóng trở thành một thị trấn sầm uất cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp khai thác than đá. Thế nhưng cũng chính than đá đã kết liễu số phận của thị trấn này.
Chuyện xảy ra vào 5/1962, trong khi dọn hố chôn rác của thị trấn, những người dọn rác khi châm lửa đốt đã không ngờ đến hố rác này nằm trên một mỏ than lộ thiên bị bỏ hoang cạnh nghĩa trang Odd Fellows. Điều này dẫn đến việc than nóng thâm nhập vào mạch than bên dưới hố chôn rác và ngọn lửa ngầm được nhóm lên. Nó lan xuyên qua những hốc đá vào đến mỏ than bên dưới Centralia. Nỗ lực dập tắt ngọn lửa trở nên vô ích và nó vẫn tiếp tục cháy trong suốt thập niên 60 và 70 sau đó. Thế nhưng đến tận vài năm sau, người dân ở Centralia mới ý thức được thảm họa.
Năm 1979, một người chủ trạm xăng khi nhúng một cây gậy vào bể ngầm để đo mức nhiên liệu. Khi phát hiện cây gậy nóng, ông đã đo nhiệt độ và giật mình phát hiện nhiệt độ bể xăng lên đến gần 80 độ C. Sự chú ý của khắp bang về ngọn lửa bắt đầu gia tăng và đến năm 1981 trở thành làn sóng bang hoàng khi mặt đất nứt thành một hố đất sụt sâu 46m, những cột hơi nước phun lên với mức CO gây chết người. “Lửa địa ngục” tỏa đi bốn mặt bên dưới những tầng đất của khu vực rộng 1,6 km2. Trong suốt những năm qua, ngọn lửa ngầm vẫn cháy và còn sẽ tiếp tục cháy cho đến 250 năm hoặc 1.000 năm sau.
Centralia sầm uất nay chỉ là một thị trấn câm lặng, ma quái khi toàn bộ dân cư đã rời đi sau thảm họa cháy mỏ than kinh hoàng. Ngọn lửa bừng bừng trong lòng đất hơn 45 năm qua đã thiêu đốt không khí và sự sống nơi đây.
Chimera Flames, Olympos, Thổ Nhĩ Kỳ
Nếu ai đó từng đọc thần thoại hy lạp, chắc hẳn từng nghe câu chuyện về thần Bellerophon đã chôn quái vật Chimera xuống lòng đất – quái vật thở ra lửa, một phần con sư tử, một phần con dê và một phần rắn. Nhiều người bản địa vẫn tin rằng, đây chính là nơi chôn của rồng Chimera.
Trên thực tế, ngọn lửa vẫn thường mọc lên trực tiếp từ mặt đất hay những vách đá. Đó là kết quả của sự rò rỉ khí tự nhiên từ lòng đất, qua những lớp đá bề mặt, lên mặt đất và bốc cháy khi gặp những điều kiện nhất đinh. Những ngọn lửa thường nhỏ, rải rác khắp nơi.
Như vậy, hầu hết các ngọn lửa tự nhiên có thể cháy liên tục nhờ vào sự thẩm thấu lượng lớn khí đốt từ bên dưới qua mặt đất đá, gặp điều kiện thuận lợi và bốc cháy. Hoặc duy trì nhờ nhiên liệu đốt khổng lồ của địa tầng bên dưới. Trong những trường hợp khác, vi khuẩn trong lòng đất, qua quá trình chuyển hóa, tạo ra khí mê – tan với lượng lớn cũng gây ra những ngọn lửa trên mặt đất.
Ngoài những ngọn lửa tự nhiên kể trên, cũng có những ngọn lửa được gọi là vĩnh hằng do chính con người tạo ra và duy trì nhờ khí đốt.
Ngọn lửa trên đài tưởng niệm chiến tranh ở Floriana
Ngọn lửa ở đài tưởng niệm John F. Kennedy
Ngọn lửa vĩnh cữu tại khải hoàn môn ở Paris
Ngọn lửa ở Kyrgyzstan
2. Ngọn lửa vĩnh hằng đẹp nhất thế giới và những bí ẩn xung quanh
Ngọn lửa bất diệt ở thác nước Eternal Flame, thuộc công viên ChestnutRidge, phía tây New York (Mỹ) đang khiến các nhà khoa học hết sức đau đầu.
Nép mình sau một thác nước ở phía tây bang New York là một ngọn lửa bất diệt. Vẻ đẹp của nó không chỉ ở sự vĩnh cửu tuyệt đối, ở vị trí thơ mông, mà còn ở chính bí ẩn đằng sau nó.
Các nhà khoa học tại Đại học Indiana phát hiện rằng ngọn lửa vĩnh hằng tại công viên Chestnut Ridge ở New York (Mỹ) có nguồn gốc khác thường, không giống những ngọn lửa vĩnh hằng khác trên thế giới. Nhiệt độ phiến đá bên dưới chỉ bằng nhiệt độ của một tách trà, không đủ nóng để tạo ra một ngọn lửa cháy mãi, hàng trăm có thể đã hàng nghìn năm như vậy. Hơn nữa, đá bên dưới không phải là đá cổ như dạng đá phiến cho phép sự thẩm thấu khi đốt như ở những nơi có ngọn lửa vĩnh hằng khác. Về thành phần khí, khí dò rỉ ở đây có nồng độ etan và propan cao nhất trong các ngọn lửa tự nhiên được biết đến trên thế giới.
Các nhà khoa học vẫn tiếp tục tìm kiếm, và trả lời những bí ẩn xung quanh ngọn lửa huyền bí và đẹp tuyệt vời này.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android