Những người này có vấn đề rất lạ: Họ ghét điện thoại, thậm chí cứ thấy là "sợ chết khiếp"- Họ bị sao vậy?
Nhiều người yêu thích điện thoại đến nỗi sẵn sàng bỏ ra vài tháng lương để mua iPhone 15 hay Galaxy Ultra S23 mới nhất. Nhưng có những người mắc hội chứng sợ điện thoại.
- "Tôi đã dùng thử 20 điện thoại trong năm 2023, đây là 5 mẫu mọi người nên mua": Có cái tên rất bất ngờ
- Chạy đua giảm giá đại lễ mua sắm lớn nhất năm: Doanh số iPhone ảm đạm, hai thương hiệu điện thoại Trung Quốc chiếm sóng
- Các dấu hiệu cho thấy điện thoại của bạn đang bị cài "ứng dụng đánh cắp mật khẩu"
- Trải nghiệm Garmin Pay ở Việt Nam: Không phụ thuộc điện thoại, thanh toán nhanh gọn, bảo mật mã pin cũng rất thông minh
- Thứ 6 Đen Tối: Loạt phụ kiện độc lạ cho điện thoại, laptop và máy tính sale cực mạnh, có món giảm đến 95%
Sự xuất hiện của điện thoại đã mở ra kỷ nguyên giao tiếp mới cho con người. Nhưng sự tiện dụng này cũng mang đến hàng loạt hội chứng kỳ lạ. Phần lớn chúng ta đều yêu thích điện thoại và sẵn sàng bỏ đến 30 triệu để mua chiếc iPhone 15 cao cấp nhất. Thế nhưng lại có những người nhìn thấy điện thoại là sợ hãi không dám đụng đến.
Nỗi sợ điện thoại
Một phút sau khi bắt đầu cuộc gọi điện với chủ nhà, Lee Hyun-jung, sinh viên tốt nghiệp đại học 24 tuổi người Hàn Quốc, cảm thấy tim mình đập nhanh và lòng bàn tay đổ mồ hôi.
Những triệu chứng quá quen thuộc này dường như xuất hiện mỗi khi cô phải gọi hoặc nhận một cuộc điện thoại. Vì thế, Lee luôn tránh nói chuyện điện thoại bất cứ khi nào có thể.
Hội chứng lo âu điện thoại, còn được gọi là chứng sợ cuộc gọi hoặc sợ điện thoại, là dạng rối loạn lo âu xã hội được ghi nhận ngày càng nhiều, đặc biệt là ở "Thế hệ MZ" - thế hệ Millennials và Thế hệ Z - sinh ra từ đầu những năm 1980 đến đầu những năm 2010.
"Từ khi còn nhỏ, tôi hiếm khi có cơ hội giao tiếp với mọi người qua điện thoại", Lee nói. Tin nhắn gửi qua ứng dụng trò chuyện là cách chủ yếu để cô thực hiện các hoạt động giao tiếp xã hội.
Giáo sư tâm lý Lim Myung-ho từ Đại học Dankook cho biết những người trẻ tuổi đặc biệt dễ mắc phải hội chứng này.
Một cuộc khảo sát được thực hiện vào năm 2022 bởi nhóm nghiên cứu Embrain, thăm dò 1.000 cá nhân, cho thấy tỷ lệ người gặp áp lực tinh thần lớn nhất trước khi gọi điện là ở độ tuổi 20 với 43,6%, tiếp theo là những người ở độ tuổi 30 với 36,4%. Con số ở những người ở độ tuổi 40 và 50 lần lượt là 29,2% và 19,6%.
Cuộc khảo sát cũng tiết lộ rằng khoảng 60% số người được hỏi ở độ tuổi 20 và 30 thích nhắn tin làm phương thức liên lạc chính, chỉ 14,4% những người ở độ tuổi 20 và 16% ở độ tuổi 30 chọn gọi điện thoại.
Khi được hỏi lý do thích nhắn tin hơn, Lee nói: "Tôi lo lắng về việc mắc lỗi khi nói chuyện điện thoại. Ngay cả trên tin nhắn, mặc dù có thể sửa lại được nhưng tôi phải cực kỳ cẩn thận để không nói bất cứ điều gì nghe có vẻ bất lịch sự hoặc ngu ngốc".
Đối với một nhân viên văn phòng tên Jeon ở độ tuổi 20, ý nghĩ phải nghe điện thoại khiến cô không thoải mái vì cảm thấy buộc phải phản hồi ngay lập tức.
"Không giống như nhắn tin, tôi không có nhiều thời gian để sắp xếp suy nghĩ của mình khi gọi điện, điều này thường khiến tôi lắp bắp hoặc thốt ra những điều ngẫu nhiên để lấp đầy sự im lặng", cô nói.
"Tôi đã cải thiện đáng kể kỹ năng nói của mình nhờ thường xuyên gọi và nhận điện thoại tại cơ quan. Tuy nhiên, tôi vẫn dựa vào việc viết những đoạn kịch bản ngắn và đoán trước các câu hỏi để giảm bớt sự bối rối khi gọi điện".
Vì sao có những người sợ nghe điện thoại
Theo các chuyên gia, hội chứng sợ điện thoại của mỗi người có biểu hiện khác nhau. Có người chỉ sợ khi nghe thấy tiếng chuông cuộc gọi, có người ám ảnh đến nỗi nhìn thấy điện thoại là cảm thấy lo lắng và không dám đụng đến, thậm chí là từ bỏ không muốn sử dụng.
Mặc dù gọi là hội chứng sợ điện thoại nhưng vấn đề không nằm ở bản thân chiếc điện thoại mà là sự e ngại phải giao tiếp.
Giải thích tại sao giao tiếp bằng giọng nói gây ra nhiều căng thẳng, giáo sư Lim chỉ ra rằng nhắn tin là một hình thức ít mang tính cảm xúc hơn so với nói, vì giọng nói mang theo cảm xúc của con người.
"Nhiều người ở độ tuổi 20 và 30 gặp khó khăn khi đối mặt với những cảm xúc trực tiếp, bộc phát khi nói chuyện điện thoại vì họ quen với việc giao tiếp qua tin nhắn hơn", ông cho biết.
Vấn đề trong các cuộc trò chuyện qua điện thoại cũng có thể là do giao tiếp được thực hiện chỉ thông qua nói chuyện mà không có các tín hiệu xã hội khác như ngôn ngữ cơ thể và nét mặt.
Để chống lại sự lo lắng khi sử dụng điện thoại, Lim kêu gọi mọi người nên dần dần tiếp xúc với các cuộc gọi điện thoại thuộc nhiều môi trường xã hội khác nhau trong thời gian dài.
"Tôi khuyên bạn nên thường xuyên trò chuyện qua điện thoại với những người thân thiết và chuẩn bị trước kịch bản nếu cuộc gọi quá căng thẳng", Lim nói. "Nơi giải quyết tốt hơn mối lo lắng về điện thoại là ở nơi làm việc, nơi kỹ năng giao tiếp là vô cùng quan trọng".
Để giảm bớt lo lắng khi sử dụng điện thoại, Shin You-ah, phụ trách diễn thuyết tại U Speech, một tổ chức cải thiện khả năng nói, đưa ra phương pháp điều trị cả về tinh thần và thể chất.
"Đầu tiên, việc hình thành tư duy mới là quan trọng. Nếu cảm thấy lo lắng khi gọi điện, bạn cần giữ bình tĩnh và loại bỏ nỗi sợ hãi bằng cách hiểu rằng các cuộc gọi điện thoại dù có thế nào thì cũng không gây ra những hậu quả nghiêm trọng", Shin nói.
"Chúng tôi cũng giúp học viên thực hành thở bằng cơ hoành, qua đó họ không chỉ giúp tâm trí bình tĩnh mà còn giúp giọng nói trở nên trầm và ổn định hơn".
"Đối với những cuộc gọi bất ngờ, họ nên trả lời và lịch sự xin thời gian để gọi lại, sắp xếp suy nghĩ và giảm bớt lo lắng trong thời gian chờ đợi".
Cả Shin và Lim đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lắng nghe và nhận biết giọng nói của chính mình như một cách để kiểm soát nỗi ám ảnh.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín