Những nguy cơ xóa sổ 10% nhân loại trong vòng 5 năm tới

    PV,  

    Một báo cáo về các nguy cơ đe dọa nhân loại năm 2016 bao gồm biến đổi khí hậu, dịch bệnh tự nhiên, chiến tranh hạt nhân… sẽ khiến chúng ta giật mình.

    Các nhà khoa học đến từ Đại học Oxford (Anh) đã đưa ra cáo mới nhất về các rủi ro thảm họa toàn cầu - Global Catastrophic Risks (GCRs) 2016 - cho thấy chúng ta cẩn nghiêm túc thực hiện mọi biện pháp phòng ngừa để tránh hậu quả. Nhân loại đang trong tình trạng bấp bênh và phải đối mặt với nhiều nguy cơ xóa sổ hơn bao giờ hết.

     Các thảm họa liên quan đến biến đổi khí hậu toàn cầu có thể khiến loài người phải đối mặt với “ngày tận thế” - Ảnh: Corbis

    Các thảm họa liên quan đến biến đổi khí hậu toàn cầu có thể khiến loài người phải đối mặt với “ngày tận thế” - Ảnh: Corbis

    Trong lịch sử, thảm họa toàn cầu không xảy ra thường xuyên nhưng mỗi lần xuất hiện lại khiến hàng triệu người chết. Cụ thể như đại dịch cúm năm 1918 đã làm 50 triệu người tử vong, nhiều hơn cả Chiến tranh thế giới thứ nhất.

    Laszlo Szombatfalvy, người sáng lập Global Challenges Foundation - tổ chức đưa ra báo cáo GCRs 2016 - giải thích: “Tôi hi vọng ấn phẩm này có thể làm tăng sự hiểu biết về rủi ro thảm họa toàn cầu và cung cấp tư liệu cho các cuộc tranh luận, kiến nghị về cách chúng ta có thể quản lý và giải quyết những rủi ro này”.

    Báo cáo dự báo rằng mối đe dọa lớn nhất đối với nhân loại trong 5 năm tới đến từ chiến tranh hạt nhân, các đại dịch tự nhiên - chẳng hạn như cúm gia cầm và các “rủi ro chưa biết” khác. Những nguy cơ yếu hơn bao gồm tiểu hành tinh, các vụ phun trào núi lửa, trí tuệ nhân tạo AI, thảm họa liên quan đến biến đổi khí hậu, sự thất bại của công nghệ địa cầu (geo-engineering*)… cũng không nằm ngoài danh sách.

     Chiến tranh hạt nhân là thảm họa tiềm tàng lớn nhất gây ra sự xóa sổ nhân loại trong vòng 5 năm tới - Ảnh: Corbis

    Chiến tranh hạt nhân là thảm họa tiềm tàng lớn nhất gây ra sự xóa sổ nhân loại trong vòng 5 năm tới - Ảnh: Corbis

    Global Catastrophic Risks còn lo ngại các nhóm chiến binh như Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS có thể tạo ra các bệnh bằng virus giết người, gây mối họa khôn lường.

    Sebastian Farquhar, giám đốc Dự án ưu tiên toàn cầu Global Priorities Project nói: “Chúng ta đã chứng kiến giá cả lĩnh vực sinh học tổng hợp và di truyền đã giảm không ngờ trong thập niên qua. Nó vẫn còn khá cao để lo lắng về các nhóm quá khích cố gắng sử dụng nhưng dường như càng ngày càng không còn như vậy nữa”.

    Bản báo cáo cho rằng nhân loại có khả năng bị xóa sổ trong một sự kiện gây tuyệt chủng xảy ra nhanh như một vụ tai nạn xe hơi, có thể quét sạch 10% dân số toàn cầu.

    Sebastian Farquhar, giám đốc Dự án ưu tiên toàn cầu Global Priorities Project, cho biết: “Chúng ta không mong các nguy cơ trở thành hiện thực vào ngày mai hay trong năm nay nhưng chúng ta không nên bỏ qua chúng. Cái suy nghĩ sự kiện thảm khốc không xảy ra như hồi đại dịch cúm Tây Ban Nha vào đầu thế kỷ trước đã giết 5% dân số…

    Vũ khí hạt nhân đã dạy chúng ta công nghệ mới có khả năng làm tăng rủi ro cũng như giảm bớt chúng. Mặc dù nhiều rủi ro có thể được giải quyết bằng các nhóm chuyên biệt, chúng ta cần xây dựng một cộng đồng quanh nguy cơ hủy diệt toàn cầu. Hợp tác là cách duy nhất cho các nhà lãnh đạo quản lý rủi ro đe dọa nhận loại”.

    Khoảng 22 khuyến nghị nêu ra ở báo cáo cho thấy sự cần thiết phải có các quyết định đòi hỏi ràng buộc quốc tế.

    Báo cáo lên tiếng kêu gọi nâng cao kế hoạch phối hợp đối phó đại dịch, điều tra những rủi ro có thể có của AI và công nghệ sinh học, tiếp tục cắt giảm số lượng vũ khí hạt nhân.

    Những kiến nghị tập trung vào các mục tiêu hiện tại như chỉ tiêu phát thải, hạn ngạch carbon để giảm thiểu rủi ro biến đổi khí hậu cũng như cải thiện phản ứng để ngăn dịch bệnh bùng phát và thúc đẩy sản xuất vaccine.

    Báo cáo còn kêu gọi các nhà hoạch định chính sách làm việc với cộng đồng nghiên cứu lĩnh vực như AI và sinh học tổng hợp để hiểu rủi ro tiềm ẩn.

    Ông Szombatfalvy nói thêm: “Kiến thức chuyên sâu về nguy cơ thảm họa toàn cầu là điều tiên quyết, khuyến khích các cuộc tranh luận và đề xuất như làm thế nào để giảm thiểu và loại bỏ những mối đe dọa. Điều này đòi hỏi sự gia tăng hợp tác toàn cầu cùng giải quyết”.

    Báo cáo về các rủi ro thảm họa toàn cầu GCRs 2016 kêu gọi sự gia tăng hợp tác để giải quyết nguy cơ từ trí thông minh nhân tạo AI, công nghệ địa cầu, dịch bệnh… - Ảnh: Corbis
    Báo cáo về các rủi ro thảm họa toàn cầu GCRs 2016 kêu gọi sự gia tăng hợp tác để giải quyết nguy cơ từ trí thông minh nhân tạo AI, công nghệ địa cầu, dịch bệnh… - Ảnh: Corbis

    * Công nghệ địa cầu: geo-engineering: là các công nghệ nhằm tác động trên quy mô lớn các thuộc tính tự nhiên của Trái đất để chống lại biến đổi khí hậu. Thuật ngữ này đã được sử dụng lần đầu tiên vào những năm 1965, khi Ủy ban Cố vấn Khoa học của Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson trình lên ông một bản báo cáo có tựa đề “Phục hồi chất lượng môi trường”.

    Kể từ đó, khá nhiều dự án công nghệ địa cầu đã được đề xuất nhằm cải thiện môi trường và khí hậu, ví như “Cây nhân tạo hút khí carbon từ không khí”, “Bao phủ sông băng Greenland bằng các tấm chăn phản chiếu”, “Kiểm soát tia bức xạ mặt trời”, “Thêm sắt vào các đại dương đề chúng hấp thụ carbon nhiều hơn”…

    Tạ Ban/Theo TẠP CHÍ KHÁM PHÁ

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ