Từ các pha tổ chức "tang lễ" cho đối thủ, đến quảng cáo sai sự thật, dưới đây là những màn marketing thảm hại nhất đến từ các hãng smartphone nổi tiếng.
Các nhà sản xuất smartphone không còn xa lạ với các chiến thuật tiếp thị “có vấn đề”. Từ những quảng cáo, cho đến các tuyên bố mà khi nhìn lại, thật khó để hiểu tại sao họ lại làm như vậy.
Dưới đây là những màn marketing thất bại đến từ các hãng điện thoại nổi tiếng.
Microsoft tổ chức tang lễ cho iPhone (2010)
Windows Phone 7 Team Thriller Dance
Tổ chức tang lễ cho sản phẩm cực kỳ nổi tiếng của đối thủ cạnh tranh không phải là chuyện mà ai cũng dám làm. Mặc dù vậy, đó chính xác là những gì Microsoft đã làm để đánh dấu việc Windows Phone 7 được phát hành cho nhà sản xuất. Đúng vậy, điện thoại với nền tảng di động mới thậm chí còn chưa ra mắt khi Microsoft nói lời “tạm biệt” với iPhone. Các nhân viên thậm chí đã thực hiện một màn trình diễn theo bài Thriller của Michael Jackon.
Tuy nhiên, nếu bất kỳ nền tảng nào “qua đời” thì đó phải là Windows Phone. Microsoft đã quyết định ngừng cập nhật tính năng cho Windows 10 Mobile vào năm 2017 và chính thức ngừng cung cấp nền tảng này vào đầu năm 2020. Có vẻ như Microsoft đã rút ra được bài học cho mình, vì họ đã không làm một đám tang Galaxy Fold khi ra mắt Surface Duo.
Antennagate (2010)
iPhone 4 đã ra mắt thiết kế mới vào năm 2010, sử dụng viền kim loại và mặt lưng bằng kính rất đẹp mắt. Tất nhiên, kim loại không tốt cho kết nối di động. Do đó, công ty đã thêm một vài khoảng trống trong khung máy để cải thiện khả năng tiếp nhận. Thật không may, người ta phát hiện ra rằng chỉ cần cầm điện thoại một cách bình thường cũng sẽ thường xuyên bị rớt cuộc gọi và tín hiệu kém.
Trong một phản hồi mang đậm chất “bênh vực” và tiếp thị, “Chỉ cần tránh cầm máy theo cách đó,” CEO quá cố của Apple, Steve Jobs, nói với một khách hàng qua email. Việc khẳng định rằng mọi người đang cầm điện thoại của họ không đúng cách thay vì thừa nhận một vấn để chính là một trong những bước đi bảo vệ sản phẩm sai lầm của Apple.
Nokia “ăn vụng không chùi mép” với quảng cáo Lumia 920 (2012)
Quảng cáo Nokia Lumia 920 Pureview
Nokia được cho là công ty đầu tiên cung cấp tính năng ổn định hình ảnh quang học (OIS) trên smartphone, bắt đầu từ Lumia 920 vào năm 2012. Hãng thậm chí còn tạo ra một đoạn video cho thấy khả năng quay video mượt mà khi quay phim người đi xe đạp.
Sau đó, hóa ra Nokia đang sử dụng máy ảnh DSLR gắn trên gimbal thay vì chính điện thoại. Thậm chí điều này còn hiển thị ngay trong chính video quảng cáo đó, khi mọi người nhận thấy một hình ảnh phản chiếu trong video hiển thị toàn bộ thiết lập (được thấy trong hình trên).
Sự kiện ra mắt Galaxy S4 (2013)
Một đoạn trong sự kiện ra mắt Galaxy S4
Samsung đã chọn một sự kiện ra mắt theo phong cách sân khấu cho chiếc Galaxy S4. Tuy nhiên, một số phân đoạn trong sự kiện bị cho là đùa quá trớn, đặc biệt là với phụ nữ.
Sự kiện ra mắt Galaxy S4 chứng kiến Samsung tung ra những nhân vật như một người đàn ông ghét mẹ vợ, một phụ nữ Brazil hấp dẫn với gã bạn trai đáng sợ và một bà nội trợ say rượu, đa tình.
BlackBerry quảng cáo toàn những thứ Z10 không thể làm (2013)
Blackberry 10 SuperBowl Commercial
BlackBerry đã thất bại trong việc PR smartphone. Tuy nhiên, sai lầm tiếp thị đáng chú ý nhất của họ có thể là quảng cáo Superbowl 2013 cho BlackBerry Z10. Z10 là điện thoại thông minh đầu tiên chạy nền tảng BlackBerry 10 tập trung vào cảm ứng, vậy công ty đã làm thế nào để thiết bị trở nên nổi bật?
Vâng, BlackBerry tập trung vào những gì Z10 không thể làm được. Đúng vậy, một cú vuốt trên điện thoại khiến chủ sở hữu bốc hỏa. Một cú vuốt khác dẫn đến việc chủ sở hữu nhận hóa chân voi. Cuối cùng, một cú quẹt nữa sẽ biến một chiếc xe tải chở dầu thành hàng ngàn con vịt cao su. Nghe cứ như là trò đùa
Cũng thật đáng tiếc vì BlackBerry tham gia thị trường smartphone cảm ứng quá muộn với BlackBerry 10 và BlackBerry Z10, cả hai thực sự đã tạo ra một trải nghiệm điện thoại thông minh tốt. Điều này phần lớn là do giao diện người dùng dựa trên cử chỉ, trước đây được thấy trên các thiết bị như MeeGo và Palm, và giờ đã được thấy trên cả Android và iOS.
OnePlus kêu gọi đập điện thoại (2014)
OnePlus - Smash the Past
OnePlus không lạ gì với những pha PR khoa trương và kì lại. Cuộc thi Smash The Past của công ty chắc chắn sẽ nằm ở vị trí cao. Cuộc thi sẽ cho phép người dùng mua OnePlus One chỉ với 1 đô la, nhưng điều bắt buộc là họ phải phá hủy điện thoại cũ của mình nếu chiến thắng.
Tuy nói là "cũ", nhưng OnePlus lại tìm kiếm các thiết bị khá mới để phá vỡ. Không cần phải nói, đã có rất nhiều điều sai trái trong cuộc thi này. Ví dụ, thật lãng phí một chiếc điện thoại tốt có thể được tái chế hoặc tặng cho người có nhu cầu. Sau đó, có những hậu quả nguy hiểm tiềm ẩn từ việc phá hủy một thiết bị có pin lithium và thủy tinh.
Sau khi bị chỉ trích, công ty phải thay đổi và để những người chiến thắng quyên góp điện thoại cũ của họ cho một tổ chức từ thiện.
Mọi màn marketing về việc chế nhạo Apple bỏ jack tai nghe 3.5mm (từ 2016)
Apple đã gây ra tranh cãi khi quyết định loại bỏ cổng tai nghe khỏi iPhone 7 vào năm 2016. Đây không phải là công ty đầu tiên hãng khai tử một cổng kết nối, nhưng nó chắc chắn khiến nhiều nhà sản xuất làm theo. Quyết định của công ty được khẳng định bởi Phil Schiller của Apple vào thời điểm đó, người nói rằng việc loại bỏ giắc cắm tai nghe đòi hỏi "sự can đảm". Chính câu nói này đã dấy lên nhiều phản đối.
Những công ty như Google và Samsung sau đó đã chế nhạo Apple vì đã loại bỏ jack cắm tai nghe, nhưng rồi sau này cũng làm điều tương tự. Cả hai thương hiệu này dường như đã xóa các clip chế nhạo Apple kể từ đó. Người sáng lập OnePlus, Carl Pei, thậm chí đã tổ chức một cuộc thăm dò trên Twitter để hỏi mọi người về suy nghĩ của họ về jack cắm tai nghe, với phần lớn người dùng bày tỏ sự ủng hộ đối với jack này. Tuy nhiên, điều đó không ngăn được công ty loại bỏ cổng 3.5mm.
Huawei và những lần dùng máy ảnh DSLR để quảng cáo camera điện thoại (2016, 2018)
Huawei không phải là thương hiệu duy nhất sử dụng hình ảnh DSLR gây hiểu lầm để quảng cáo điện thoại thông minh. Samsung Brazil cũng từng bị bắt quả tang. Nhưng nhà sản xuất Trung Quốc đã làm điều này đến hai lần.
Trường hợp lớn đầu tiên xảy ra vào năm 2016 khi công ty đăng một hình ảnh khá sắc nét trên Google Plus. Dường như ngụ ý rằng nó được chụp trên Huawei P9. Tất nhiên, một đánh giá xung quanh dữ liệu EXIF cho thấy rằng nó thực sự được chụp bằng máy ảnh Canon.
Trường hợp thứ hai xảy ra vào năm 2018 sau khi một người mẫu đăng ảnh hậu trường của một quảng cáo Huawei Nova 3i (xem ở trên) cho Ai Cập. Hình ảnh tiết lộ rằng một bức ảnh selfie trong quảng cáo cũng thực sự được chụp bằng máy ảnh DSLR. Đáng buồn thay, có lẽ đây không phải là lần cuối cùng chúng ta nghe về việc ảnh chụp bằng máy DSLR được sử dụng một cách sai lệch để tiếp thị điện thoại thông minh.
Quảng cáo ColorOS tệ hại của Oppo (2019)
Quảng cáo ColorOS buồn cười
Trong quảng cáo giao diện ColorOS, Oppo đã ví giao diện này như một người thật. Đó là một tiền đề khá tuyệt vời để bắt đầu, nhưng lồng tiếng tệ, chỉnh sửa âm thanh kém chất lượng và kịch bản tồi tệ được tạo ra cho một trong những hoạt động tiếp thị smartphone thất bại nhất.
MediaTek gian lận benchmark (2020)
Một trong những ví dụ gần đây nhất về việc PR smartphone thất bại là khi có thông tin rằng MediaTek đang gian lận điểm benchmark. Đây không phải là lần đầu tiên chúng ta thấy các công ty gian lận, nhưng đó là ví dụ mới nhất. Đó không chỉ là một chipset hoặc OEM cụ thể, như Anandtech đã báo cáo rằng các hãng như Oppo, Realme, Sony và Xiaomi đều bị ảnh hưởng.
MediaTek phủ nhận hành vi sai trái, tuyên bố rằng “việc thể hiện toàn bộ khả năng của một chipset trong các bài kiểm tra điểm chuẩn là phù hợp với thông lệ của các công ty khác”. Qualcomm, một nhà sản xuất chip nổi tiếng khác, đã khẳng định mình không đưa các ứng dụng chấm điểm benchmark vào danh sách whitelist của chip và không gian lận điểm.
Quảng cáo “biến thái” của LG Ba Lan (2020)
LG Poland Tiktok Ad
Làm thế nào để bạn bán LG V60 và ốp Second Screen? Bạn có muốn sử dụng màn hình thứ hai làm bộ điều khiển không? Hay chạy các ứng dụng song song? Không, LG Ba Lan nghĩ rằng chụp ảnh dưới váy phụ nữ là một trường hợp sử dụng tiện dụng.
Bộ phận marketing LG Ba Lan đã chạy một video TikTok cho thấy một người đàn ông lớn tuổi chụp ảnh dưới váy ngắn của một phụ nữ. Bằng cách nào đó, điều này được cho là quảng bá V60 và màn hình thứ hai của nó là một sự kết hợp tuyệt vời. LG Ba Lan đã xóa video ngay sau đó và bản thân LG cũng nói rằng bộ phận đã không tuân theo “quy trình phê duyệt thích hợp”.
Có bất kỳ tiếp thị smartphone lớn thất bại nào khác mà bạn có thể nghĩ đến không?
Tham khảo: Android Authority
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming